tailieunhanh - 10 điểm hạn chế của phương pháp phân tích chỉ số báo cáo tài chính

Phân tích chỉ số (Ratio analysis) được sử dụng để phân tích, so sánh các thông tin trong báo cáo tài chính nhằm hiểu rõ tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình dòng tiền của doanh nghiệp. Đây là công cụ phân tích cực kì hữu ích với những nhà đầu tư, chủ nợ, những người cần một bức tranh tổng thể tình hình kinh doanh, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp từ báo cáo tài chính. Nhưng phương pháp phân tích chỉ số cũng chứa đựng những điểm hạn chế. Hiểu rõ những điểm hạn chế này sẽ giúp nhà phân tích điều chỉnh nhận định cho phù hợp. | 10 điểm hạn chế của phương pháp phân tích chỉ số báo cáo tài chính 10 ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHỈ SỐ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Phân tích chỉ số (Ratio analysis) được sử dụng để phân tích, so sánh các thông tin trong báo cáo tài chính nhằm hiểu rõ tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình dòng tiền của doanh nghiệp. Đây là công cụ phân tích cực kì hữu ích với những nhà đầu tư, chủ nợ, những người cần một bức tranh tổng thể tình hình kinh doanh, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp từ báo cáo tài chính. Nhưng phương pháp phân tích chỉ số cũng chứa đựng những điểm hạn chế. Hiểu rõ những điểm hạn chế này sẽ giúp nhà phân tích điều chỉnh nhận định cho phù hợp. 1. Chỉ dựa trên số liệu quá khứ: Mọi thông tin bạn sử dụng để phân tích chỉ số đều là những số liệu trong quá khứ. Điều này có nghĩa chúng có thể không lặp lại trong tương lai để bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các chỉ số để dự phóng báo cáo tài chính theo phương pháp pro forma và so sánh với dữ liệu quá khứ để bảo tính nhất quán và hợp lý 2. Sự khác biệt giữa ghi nhận giá gốc và giá hiện tại tại thời điểm phát sinh: Thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được ghi nhận theo thời điểm phát sinh nghiệp vụ đó (Hoặc gần thời điểm phát sinh) trong khi một số khoản mục trong bảng cân đối kế toán được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Sự khác biết này có thể dẫn đến kết quả phân tích chỉ số bị sai lệch đối với những chỉ số lấy giá trị từ 2 bảng báo cáo tài chính này. 3. Lạm phát: Nếu lạm phát liên tục thay đổi mạnh trong kì phân tích thì chúng ta không thể so sánh những con số qua các thời kì. Ví dụ: nếu lạm phát là 100%, tức doanh số sẽ tăng gấp đôi, tuy nhiên trong khi thực tế tình hình kinh doanh không thay đổi gì cả. 4. Các thông tin trên báo cáo tài chính là tập hợp của nhiều nghiệp vụ trong quá khứ: Thông tin được sử dụng cho việc phân tích chỉ số có thể được tổng hợp theo các nguyên tắc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN