tailieunhanh - Thử nghiệm hệ thống đồng hóa GSI trong bài toán dự báo định lượng mưa trên khu vực Nam Bộ

Nghiên cứu này đánh giá khả năng mô phỏng 15 ngày mưa lớn tại khu vực TP. Hồ Chí Minh trong năm 2018 của mô hình WRF khi đồng hóa số liệu radar Nhà Bè. Trước đó, ảnh hưởng của quá trình đồng hóa đến trường ban đầu đã được phân tích thông qua khảo sát ba chế độ chạy đồng hóa khác nhau, bao gồm cold start, warm start và cycling | Thử nghiệm hệ thống đồng hóa GSI trong bài toán dự báo định lượng mưa trên khu vực Nam Bộ BÀI BÁO KHOA HỌC THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐỒNG HÓA GSI TRONG BÀI TOÁN DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG MƯA TRÊN KHU VỰC NAM BỘ Phạm Quang Nam1, Mai Văn Khiêm1, Nguyễn Quang Trung1, Vũ Văn Thăng1 Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá khả năng mô phỏng 15 ngày mưa lớn tại khu vực TP. Hồ Chí Minh trong năm 2018 của mô hình WRF khi đồng hóa số liệu radar Nhà Bè. Trước đó, ảnh hưởng của quá trình đồng hóa đến trường ban đầu đã được phân tích thông qua khảo sát ba chế độ chạy đồng hóa khác nhau, bao gồm cold start, warm start và cycling. Kết quả cho thấy độ phản hồi ở chế độ cold start trở nên tương đồng với trường hợp không đồng hóa sau một giờ tích phân. Ở chế độ warm start, khác biệt của trường ban đầu so với trường hợp không đồng hóa kéo dài hơn, cho thấy vai trò quan trọng của trường dự báo từ kết quả tích phân trước đó. So sánh với số liệu quan trắc lượng mưa tại 11 trạm quan trắc bề mặt, kết quả cho thấy sự cải thiện của các chỉ số FBI, POD, CSI khi chạy ở chế độ cycling. Điều này có thể thấy qua kết quả đánh giá ở cả ba ngưỡng mưa 1, 5 và 10 mm cũng như ở các hạn dự báo 6h và 12h. Từ khóa: Đồng hóa số liệu, Mô hình WRF, 3DVar, Radar Nhà Bè. Ban Biên tập nhận bài: 05/12/2018 Ngày phản biện xong: 14/02/2019 Ngày đăng bài 25/02/2019 1. Mở đầu đặc biệt với dự báo lượng mưa [8]. Ngày nay, mô hình số trị đóng vai trò quan Những thập kỷ gần đây chứng kiến sự phát trọng trong bài toán dự báo thời tiết và đặc biệt triển mạnh mẽ của các kỹ thuật đồng hóa số liệu trong dự báo định lượng mưa [1]. Mặc dù các hệ [11]. Các phương pháp đồng hóa cổ điển như nội thống mô hình số trị đã có những bước tiến vượt suy tối ưu (optimum interpolation) hay hiệu bậc nhưng vấn đề dự báo mưa của mô hình vẫn chỉnh liên tiếp (successive correction method) đã chứa đựng nhiều sai số, đặc biệt ở khu vực nhiệt được thay thế bằng các kỹ thuật hiện đại với cách đới và gió mùa [2, 12].

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.