tailieunhanh - Hội chứng tán huyết tăng urê huyết ở trẻ em: Báo cáo hai trường hợp tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1

Hội chứng tán huyết tăng urê máu do nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận cấp ở trẻ em. Hàng năm ghi nhận chỉ một vài báo cáo những ca bệnh lẻ tẻ ở Việt Nam. Kết quả thống kê của đại dịch lớn năm 2011 tại Đức do vi trùng Escherichia coli O104:H4 cho thấy tỉ lệ tử vong cao nhất ở 2 nhóm bệnh nhân: trẻ nhỏ và người lớn trên 60 tuổi. Do đó, việc chẩn đoán sớm góp phần quan trọng trong việc can thiệp điều trị kịp thời và cải thiện tỷ lệ tử vong. | Hội chứng tán huyết tăng urê huyết ở trẻ em: Báo cáo hai trường hợp tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học HỘI CHỨNG TÁN HUYẾT TĂNG URÊ HUYẾT Ở TRẺ EM: BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Đinh Hoàng Vũ*, Phạm Văn Quang*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên*, Võ Thanh Vũ* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hội chứng tán huyết tăng urê máu do nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận cấp ở trẻ em. Hàng năm ghi nhận chỉ một vài báo cáo những ca bệnh lẻ tẻ ở Việt Nam. Kết quả thống kê của đại dịch lớn năm 2011 tại Đức do vi trùng Escherichia coli O104:H4 cho thấy tỉ lệ tử vong cao nhất ở 2 nhóm bệnh nhân: trẻ nhỏ và người lớn trên 60 tuổi. Do đó, việc chẩn đoán sớm góp phần quan trọng trong việc can thiệp điều trị kịp thời và cải thiện tỷ lệ tử vong. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hai trường hợp ca lâm sàng. Kết quả: Trường hợp thứ nhất: bệnh nhi nữ, 6 tháng tuổi, nằm viện với chẩn đoán: viêm màng não, HUS do nhiễm phế cầu xâm lấn. Điều trị kháng sinh, chống phù não, lọc máu liên tục. Trường hợp thứ hai: Bệnh nhi nữ 10 tuổi. Chẩn đoán: thiếu máu tán huyết, suy thận tiến triển nhanh do HUS không điển hình. Điều trị kháng sinh, thở máy, lọc máu liên tục, hạ thời gian nằm viện, cả 2 trường hợp ghi diễn tiến lâm sàng cải thiện với điều trị hỗ trợ và lọc máu liên tục. Tình trạng thiếu máu tán huyết vi mạch và giảm tiểu cầu cải thiện sau 3-5 ngày điều trị. Bệnh nhân bắt đầu có nước tiểu và chức năng thận hồi phục sau 4-5 chu kỳ lọc máu liên tục. Cả hai trường hợp xuất viện không di chứng thần kinh, không diễn tiến đến suy thận mạn tính. Kết luận: Nhân hai ca lâm sàng trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc nhận biết sớm hội chứng tán huyết tăng ure huyết do nhiễm trùng là nguyên nhân tán huyết thiếu máu vi mạch (MAHA) và suy thận cấp ở trẻ em. Dựa trên các phác đồ cập .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.