tailieunhanh - Đánh giá sự biến đổi dòng chảy mặt tại các điểm đặc trưng trong vùng Đồng Tháp Mười

Thực tế cho thấy, chế độ dòng chảy trong vùng Đồng Tháp Mười trong những năm gần đây càng trở nên phức tạp do tác động của hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là hệ thống hồ chứa phía thượng lưu. Hơn nữa, do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, La-Nina nên tổng lượng mưa trên lưu vực cũng thay đổi thất thường. | Đánh giá sự biến đổi dòng chảy mặt tại các điểm đặc trưng trong vùng Đồng Tháp Mười BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI DÒNG CHẢY MẶT TẠI CÁC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG TRONG VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI Cấn Thu Văn1, Nguyễn Thị Tuyết1, Nguyễn Vĩnh An1, Lê Văn Phùng1, Nguyễn Phước Huy2, Nguyễn Mạnh Hồng3, Nguyễn Quang Ngọc4 Tóm tắt: Thực tế cho thấy, chế độ dòng chảy trong vùng Đồng Tháp Mười trong những năm gần đây càng trở nên phức tạp do tác động của hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là hệ thống hồ chứa phía thượng lưu. Hơn nữa, do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, La-Nina nên tổng lượng mưa trên lưu vực cũng thay đổi thất thường. Hai yếu tố thượng lưu quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước ở ĐBSCL là lượng trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie (đầu châu thổ Mekong). Trên cơ sở số liệu tổng hợp, thu thập và phân tích cho thấy Tân Châu giá trị mực nước bình quân năm có xu hướng giảm dần, mức độ giảm xấp xỉ 3,5%, tức là tương đương khoảng 4 cm - 5 cm mỗi năm. Xu hướng nhiều năm cũng cho thấy giá trị Hmax tại Châu Đốc theo các năm là giảm trung bình khoảng 3 - 5% tương ứng với giá trị khoảng 10 - 15 cm mỗi năm. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười, Chế độ dòng chảy. Ban Biên tập nhận bài: 20/6/2018 Ngày phản biện xong: 15/7/2018 Ngày đăng bài: 25/8/2018 1. Mở đầu trực tiếp của chế độ thủy văn sông Cửu Long và Đồng bằng châu thổ sông Mê công có diện hàng năm bị ngập lũ trong mùa mưa lũ [1-4]. tích km2, bắt đầu từ Phnom Penh, Cam- Mục đích của nghiên cứu là xác định đặc trưng puchia. Phần nằm ở Việt Nam có diện tích thủy văn tại các trạm Tân Châu, Châu Đốc, Cao km2, chiếm hơn 79% diện tích của tam Lãnh, Kiến Bình và Mộc Hóa trong khu vực giác châu thổ, gọi là Đồng bằng sông Cửu Long vùng Đồng Tháp Mười. (ĐBSCL) (Hình 1).Đồng Tháp Mười (ĐTM) là vùng địa hình trũng lầy của đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên ba tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An theo hướng tây - đông. Phía bắc giáp với

TỪ KHÓA LIÊN QUAN