tailieunhanh - Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng (Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế)

Công tác giao đất, giao rừng còn nhiều bất cập vì thiếu địa chỉ cụ thể cho các nhà quản lí trong việc hoạch định chiến lược đầu tư vào các dự án trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng. Vì vậy, cần có hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp nhằm tạo việc làm ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân. Do đó, việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp là vấn đề mang tính cấp thiết. | Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng (Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế) ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG NGUYỄN THÁM1, LIÊNG HOT HA BA2 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng bao gồm 63 loại sinh thái cảnh quan thuộc 3 tiểu vùng sinh thái cảnh quan: Tiểu vùng sinh thái cảnh quan núi trung bình, tiểu vùng sinh thái cảnh quan đồi thấp và tiểu vùng sinh thái cảnh quan thung lũng. Đánh giá mức độ thích hợp của các loại cảnh quan đổi với các loại hình sản xuất ở các mức độ khác nhau, trong đó mức độ rất thích hợp (S1) chiếm diện tích lớn nhất đối với cây trồng cạn ngắn ngày có diện tích ha; cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả: ; trồng rừng: ha và nông - lâm kết hợp chiếm diện tích ha. Từ khóa: Đam Rông, điều kiện tự nhiên, Lâm Đồng, phát triển nông - lâm nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đam Rông là một huyện của tỉnh Lâm Đồng, có tổng diện tích ha, trong đó đất cho sản xuất nông - lâm nghiệp là ha, chiếm 75,9% diện tích tự nhiên. Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển nông - lâm nghiệp, tuy nhiên Đam Rông vẫn là một huyện nghèo, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp với đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Công tác giao đất, giao rừng còn nhiều bất cập vì thiếu địa chỉ cụ thể cho các nhà quản lí trong việc hoạch định chiến lược đầu tư vào các dự án trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng. Vì vậy, cần có hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp nhằm tạo việc làm ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân. Do đó, việc đánh giá tổng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN