tailieunhanh - “Thế giới Kinh Bắc” trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" của tác giả Hoàng Cầm

Đối vời thi sĩ, nhiều khi cái địa chỉ khai sinh lại là mối duyên may giữa thơ ca và cuộc đời, vùng đất chôn rau cắt rốn nhiều khi lại là nơi tích đọng năng lượng cho chồi thơ nảy mầm. Chí ít đối với trường hợp Hoàng Cầm là như vậy. Khi đọc “Bên kia sông Đuống”, người đọc cảm nhận được điều này: một hồn thơ đa tình đẫm hơi thở dân gian như thế dường như không thể không chọn cái vùng đất Bắc Ninh cổ kính và mộng mơ mà sinh hạ. “Bên kia sông Đuống” đúng là một bài thơ của thế giới Kinh Bắc, thế giới của những đình chùa miếu mạo, của những lễ hội dân gian tấp nập, đông vui, thế giới của tranh Đông Hồ hồn nhiên mà tình tứ, thế giới của những câu quan họ vương vấn lòng người. Sau khi ra đời, đêm 1948, bài thơ đã được truyền rộng rãi trong kháng chiến và được coi là một trong những bài thơ hay nhất viết về quê hương đất nước trong nền văn học hiện đại của nước nhà. | “Thế giới Kinh Bắc” trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" của tác giả Hoàng Cầm Đề bài: “Thế giới Kinh Bắc” trong bài thơ Bên kia sông Đuống của tác giả Hoàng Cầ m Bài làm Đối vời thi sĩ, nhiều khi cái địa chỉ khai sinh lại là mối duyên may giữa thơ ca và cuộc đời, vùng đất chôn rau cắt rốn nhiều khi lại là nơi tích đọng năng lượng cho chồi thơ nảy mầm. Chí ít đối với trường hợp Hoàng Cầm là như vậy. Khi đọc “Bên kia sông Đuống”, người đọc cảm nhận được điều này: một hồn thơ đa tình đẫm hơi thở dân gian như thế dường như không thể không chọn cái vùng đất Bắc Ninh cổ kính và mộng mơ mà sinh hạ. “Bên kia sông Đuống” đúng là một bài thơ của thế giới Kinh Bắc, thế giới của những đình chùa miếu mạo, của những lễ hội dân gian tấp nập, đông vui, thế giới của tranh Đông Hồ hồn nhiên mà tình tứ, thế giới của những câu quan họ vương vấn lòng người. Sau khi ra đời, đêm 1948, bài thơ đã được truyền rộng rãi trong kháng chiến và được coi là một trong những bài thơ hay nhất viết về quê hương đất nước trong nền văn học hiện đại của nước nhà. Bằng âm điệu trữ tình, nhà thơ hình dung lại toàn cảnh “Thế giới Kinh Bắc” bên kia sông Đuống: “Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc” Câu thơ “Em ơi buồn lùm chi” là khởi hứng của bài thơ, cũng là điểm tựa cho xúc cảm trữ tình của nhà thơ. Khơi vào đúng nguồn mạch trữ tình, dòng thơ tuôn chảy trong những câu thơ tự do như không có trở lực gì ngăn cản được. Nhân vật “em” ở đây là ai? Không là ai .