tailieunhanh - Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của bộ báo cáo tài chính. Dùng để mô tả chi tiết và phân tích các thông tin số liệu đã được trình bày trong các bảng biểu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo các chuẩn mực kế toán. | Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính CÁCH LẬP THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Thứ tự các chỉ tiêu có thể thay đổi trong thuyết minh báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (mẫu B09 – DNN theo QĐ số 48) và doanh nghiệp lớn (mẫu B09 – DN theo TT số 200 thay thế QĐ số 15) nhưng về cơ bản tên các chỉ tiêu là giống nhau. 1. Khái niệm Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của bộ báo cáo tài chính. Dùng để mô tả chi tiết và phân tích các thông tin số liệu đã được trình bày trong các bảng biểu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo các chuẩn mực kế toán. Cụ thể: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, nguyên tắc, chế độ kế toán áp dụng. Sau đây là các nội dung chuẩn bị cho cách lập thuyết minh báo cáo tài chính một cách khoa học và chính xác nhất. Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính 2. Cơ sở số liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh báo cáo tài chính là: – Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết liên quan của kỳ lập báo cáo. – Thuyết minh báo cáo năm trước liền kề. – Các báo cáo tài chính khác trong bộ báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. – Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác. 3. Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính Bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần phải đạt được những yêu cần sau: – Cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được lựa chọn và áp dụng đối với các giao dịch và sự kiện quan trọng. – Trình bày các thông tin trọng yếu chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác. – Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác nhưng lại .
đang nạp các trang xem trước