tailieunhanh - Kháng thể người bảo vệ chuột khỏi bị cúm gia cầm
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế gồm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Dị ứng và bệnh Nhiễm (NIAID) trực thuộc Viện Y tế Quốc gia của Mỹ cho biết: Họ đã sử dụng kháng thể lấy từ tế bào miễn dịch của những người còn sống sót gần đây sau khi bị cúm gia cầm để điều trị thành công chuột bị nhiễm virus H5N1 cũng như bảo vệ chúng khỏi loại virus gây chết người này. | Kháng thể người bảo vệ chuột khỏi bị cúm gia cầm Kháng thể người bảo vệ chuột khỏi bị cúm gia cầm Cập nhật lúc 09h19' ngày 29/06/2007 • Bản in • Gửi cho bạn bè • Phản hồi Xem thêm: khang, the, nguoi, bao, ve, chuot, khoi, bi, cum, gia, cam Một nhóm các nhà khoa học quốc tế gồm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Dị ứng và bệnh Nhiễm (NIAID) trực thuộc Viện Y tế Quốc gia của Mỹ cho biết: Họ đã sử dụng kháng thể lấy từ tế bào miễn dịch của những người còn sống sót gần đây sau khi bị cúm gia cầm để điều trị thành công chuột bị nhiễm virus H5N1 cũng như bảo vệ chúng khỏi loại virus gây chết người này. Bác sĩ Anthony S. Fauci, Viện trưởng NIAID cho biết: “Khả năng virus H5N1 hoặc một loại virus cúm khác làm bùng phát đại dịch cúm toàn cầu do con người không có miễn dịch tự nhiên để chống lại, đây là mối lo lớn của cộng đồng y tế toàn cầu. Nếu cuộc nghiên cứu ban đầu này thành công được xác nhận thêm các cuộc thử nghiệm lâm sàng và ở phòng thí nghiệm khác nữa, thì các kháng thể đơn dòng của người có thể là sự can thiệp về mặt y tế chữa trị và dự phòng quan trọng đối với cúm gây đại dịch.” Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLoS Medicine là sự cộng tác của 3 nhóm nghiên cứu gồm: Bác sĩ Kanta Subbarao và các cộng sự thuộc NIAID, bác sĩ Antonio Lanzavecchia và các đồng nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu sinh y học ở Bellinzona, Thụy Sĩ, và Tiến sĩ Cameron Simmons thuộc Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Trường đại học Oxford tại Bệnh viện Nhiệt đới ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bốn người Việt Nam trưởng thành được chẩn đoán nhiễm cúm H5N1 trong khoảng thời gian từ tháng 1/2004 và tháng 2/2005 đã đồng ý cho máu sau khi họ hồi phục. Tại Thụy Sĩ, bác sĩ Lanzavecchia đã chiết các bạch cầu tạo kháng thể, còn được gọi là tế bào nhớ B, từ các mẫu máu từ Việt Nam này và được xử lý theo một quy trình do ông phát triển để chúng liên tục tạo ra một số lượng lớn kháng thể nhanh chóng. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của bác sĩ .
đang nạp các trang xem trước