tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên (Dendrocalamus giganteus Munro) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
Mục tiêu tổng quát: Bổ sung một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật gây trồng làm cơ sở khoa học cho công tác phát triển loài Bương lông điện biên làm nguyên liệu công nghiệp chế biến và thực phẩm tại ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên (Dendrocalamus giganteus Munro) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (Dendrocalamus giganteus Munro) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ngành: Lâm sinh Mã số: 62 62 02 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP THÁI NGUYÊN 2017 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. . Nguyễn Hoàng Nghĩa 2. TS. Nguyễn Anh Dũng Phản biện 1:. Phản biện 2:. Phản biện 3:. Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp đại học họp tại: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án: Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên Thư viện quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Loài Bương lông điện điên (Dendrocalamus giganteus Munro) là một trong những loài tre có kích thước lớn và vách thân dày, cứng và bền ở Việt Nam, ít cành nhánh, khả năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm rất cao. Hiện nay, loài này được người dân tại tỉnh Điện Biên kinh doanh theo hướng quảng canh, nên năng suất không cao. Đặc biệt việc phát triển mở rộng diện tích trồng loài này rất khó khăn, do người dân chưa nắm được kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc giâm hom cành, nên số lượng giống cung cấp chưa đáp ứng được nhu cầu nhân rộng mô hình. Do đó, để bảo tồn và phát triển .
đang nạp các trang xem trước