tailieunhanh - Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết Dengue ở học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở tỉnh An Giang

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng được thực hiện trên 184 học sinh tiểu học và trung học. Quá trình thực hiện gồm 3 giai đoạn: 1) Khảo sát trước can thiệp; 2) Triển khai hoạt động can thiệp: tập huấn cho giáo viên, cung cấp tài liệu giảng dạy, thực hiện giảng dạy cho học sinh và tổ chức hội thi; 3) Đánh giá sau can thiệp. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu cụm với cụm là khối lớp. Trong từng khối lớp, chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa theo thứ tự danh sách lớp. Học sinh được đánh giá kiến thức trước và sau can thiệp thông qua một bộ câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata và phân tích bằng phần mềm Stata. Xác định sự thay đổi về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh SXHD của học sinh tiểu học và trung học cơ sở sau can thiệp. | Hiệu quả hoạt động giảng dạy phòng chống sốt xuất huyết Dengue ở học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở tỉnh An Giang Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH AN GIANG Tạ Quốc Đạt*, Lâm Ngọc Báu*, Lê Thị Thảo Vi* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm chưa có vắc xin dự phòng và thuốc đặc trị. Phòng chống SXHD dựa vào cộng đồng là giải pháp giúp huy động nguồn lực xã hội và mang tính chủ động cao. Học sinh có thể thực hiện tốt các hoạt động kiểm soát vector tại nhà và vận động các thành viên trong gia đình cùng tham gia. Do đó, một can thiệp đã được thực hiện thông qua việc giảng dạy cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Mục tiêu: Xác định sự thay đổi về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh SXHD của học sinh tiểu học và trung học cơ sở sau can thiệp. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng được thực hiện trên 184 học sinh tiểu học và trung học. Quá trình thực hiện gồm 3 giai đoạn: 1) Khảo sát trước can thiệp; 2) Triển khai hoạt động can thiệp: tập huấn cho giáo viên, cung cấp tài liệu giảng dạy, thực hiện giảng dạy cho học sinh và tổ chức hội thi; 3) Đánh giá sau can thiệp. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu cụm với cụm là khối lớp. Trong từng khối lớp, chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa theo thứ tự danh sách lớp. Học sinh được đánh giá kiến thức trước và sau can thiệp thông qua một bộ câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata và phân tích bằng phần mềm Stata. Kết quả: Có sự thay đổi về kiến thức và thực hành phòng chống bệnh SXHD ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở sau can thiệp. Ở học sinh tiểu học: có sự gia tăng trong kiến thức nơi trú đậu muỗi vằn (79,9 – 95,7%), muỗi vằn đẻ trứng trong DCCN trong nhà (41,3 – 60%), ngủ mùng cả ngày đêm (64,7 – 92,4%); có sự gia tăng trong thực hành bỏ muối vào

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.