tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu cơ chế dịch chuyển Asen từ tầng chứa nước Holocen vào tầng chứa nước Pleistocen. Lấy ví dụ vùng Thạch Thất - Đan Phượng, Hà Nội
Luận án đã đưa ra phân bố As trong NDĐ của khu vực nghiên cứu. Xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới dịch chuyển As trong NDĐ từ TCN qh vào TCN qp thông qua việc đánh giá ảnh hưởng của điều kiện ĐCTV, đặc điểm thuỷ địa hoá, đặc điểm trầm tích. Đồng thời đã đánh giá được ảnh hưởng của cơ chế thuỷ động lực và cơ chế thuỷ địa hoá đối với quá trình dịch chuyển As từ TCN qh vào TCN qp tại khu vực nghiên cứu và xác định được cơ chế khống chế chính của quá trình dịch chuyển này. Từ đó tính toán và dự báo hàm lượng As thay đổi theo thời gian dưới các ảnh hưởng của các quá trình dịch chuyển. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu cơ chế dịch chuyển Asen từ tầng chứa nước Holocen vào tầng chứa nước Pleistocen. Lấy ví dụ vùng Thạch Thất - Đan Phượng, Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT TRẦN VŨ LONG NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ DỊCH CHUYỂN ASEN TỪ TẦNG CHỨA NƯỚC HOLOCEN VÀO TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN LẤY VÍ DỤ VÙNG THẠCH THẤT - ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI Ngành: Kỹ thuật địa chất Mã số: 9520501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2019 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa chất thủy văn, Khoa Khoa học và kỹ thuật Địa chất Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. Phạm Quý Nhân 2. Flemming Larsen Phản biện 1: PGS. TS Đoàn Văn Cánh Phản biện 2: TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Văn Đản Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường đại học Mỏ - Địa chất vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, NDĐ có hàm lượng As đang là vấn đề nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân. Rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về As đã được tiến hành trên thế giới và tại Việt Nam. Các nghiên cứu này tập trung vào nguồn gốc, biến đổi của As trong trầm tích và NDĐ. Các nghiên cứu trong khu vực Hà Nội và Thạch Thất - Đan Phượng đã chỉ ra hàm lượng As trong TCN Holocen (qh) cao hơn trong TCN Pleistocen (qp) rất nhiều và As chủ yếu được giải phóng vào NDĐ theo cơ chế khử hoà tan sắt oxi hydroxit hấp phụ As xảy ra trong TCN qh. Vấn đề dịch chuyển của NDĐ có hàm lượng As cao từ TCN qh vào TCN qp có thể gây ra sự biến đổi như thế nào đến hàm lượng As của TCN qp là vấn đề cần nghiên cứu kỹ do TCN qp trong 20 năm trở lại đây là đối tượng khai thác nước chính cho khu vực Hà Nội và lân cận. Xuất phát từ thực tiễn trên, vấn đề “Nghiên cứu cơ chế dịch chuyển Asen từ .
đang nạp các trang xem trước