tailieunhanh - Khảo sát điểm chất lượng cuộc sống của người dân ở một số khu vực thường xuyên ngập úng tại phường Phú Thuận, quận 7, tp. Hồ Chí Minh

Bài viết xác định sự thay đổi điểm trung bình chất lượng cuộc sống (CLCS) dựa vào thang đo WHOQOL-BREF của người dân phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM tại thời điểm bị ngập lụt so với thời điểm không bị ngập lụt. | Khảo sát điểm chất lượng cuộc sống của người dân ở một số khu vực thường xuyên ngập úng tại phường Phú Thuận, quận 7, tp. Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN Ở MỘT SỐ KHU VỰC THƯỜNG XUYÊN NGẬP ÚNG TẠI PHƯỜNG PHÚ THUẬN, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Văn Chính*, Đặng Ngọc Chánh*, Lê Việt Anh*, Nguyễn Thị Hồng Diễm* TÓM TẮT Đặt vấn đề: là đô thị lớn nhất và là trung tâm kinh tế của cả nước với sự đóng góp 20% vào GDP quốc gia và 30% vào tổng giá trị xuất khẩu. Mặc dù có vai trò quan trọng chiến lược trong nền kinh tế quốc gia, tuy nhiên lại nằm trên một nền đất thấp và dễ dàng bị ngập do mưa lớn, nước lũ thượng nguồn hay triều cường. Trước tình trạng ngập úng thường xuyện xảy ra trên diện rộng tại , có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khoẻ của người dân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự thay đổi điểm trung bình chất lượng cuộc sống (CLCS) dựa vào thang đo WHOQOL-BREF của người dân phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM tại thời điểm bị ngập lụt so với thời điểm không bị ngập lụt. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế theo dõi dọc có bắt cặp và phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình. Tiến hành thu thập dữ kiện vào 2 thời điểm khi không bị ngập lụt và khi bị ngập lụt. Sử dụng bộ câu hỏi bộ câu hỏi WHOQOL-BREF đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu: Điểm CLCS của 3 lĩnh vực Sức khỏe thể chất (SKTC), Sức khỏe tinh thần(SKTT) và Môi trường sống (MTS) tại thời điểm ngập lụt đều thấp hơn so với thời điểm không bị ngập lụt. Điểm CLCS ở lĩnh vực MTS của người dân ở khu vực có tình trạng ngập lụt nặng hơn như đường Huỳnh Tấn Phát thấp hơn so với các khu vực còn lại. Tuổi, giới, trình độ học vấn và thu nhập gây ảnh hưởng tiêu cực tới điểm CLCS ở cả 4 lĩnh vực SKTC, SKTT, QHXH và MTS. Kết luận: Tình trạng ngập lụt có gây ảnh hưởng tới điểm trung bình CLCS của người dân phường .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN