tailieunhanh - Qua 2 câu thơ: "Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ/Giương mắt trông chi buổi bạc tình" hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương

Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương (1870-1907), là một trong những nhà thơ trào phúng hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam. Thơ của ông lấy yếu tố trữ tình là gốc, trong đó còn lồng ghép thêm cả yếu tố hiện thực và trào phúng tạo nên một nét rất riêng trong các tác phẩm còn lưu lại. Tiêu biểu trong số ấy có thể kể đến là tác phẩm Đau mắt mà hai câu thơ "Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ/Giương mắt trông chi buổi bạc tình!" phần nào cho ta thấy những tâm trạng và nỗi lòng của Tú trong buổi đương thời. | Qua 2 câu thơ: "Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ/Giương mắt trông chi buổi bạc tình" hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương Đề bài: Qua 2 câu thơ: "Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ/Giương mắt trông chi buổi bạc tình" hãy phân tích và nói lên những suy nghĩ về nỗi lòng Tú Xương Dàn bài chi tiết 1./ Mở bài ­ Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương (1870­1907), ông là một trong những nhà thơ trào phúng hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam. ­ Thơ của ông lấy yếu tố trữ tình là gốc, trong đó còn lồng ghép thêm cả yếu tố hiện thực và trào phúng tạo nên một nét rất riêng trong các tác phẩm còn lưu lại. ­ Tiêu biểu trong số ấy có thể kể đến là tác phẩm Đau mắt mà hai câu thơ "Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ/Giương mắt trông chi buổi bạc tình!" phần nào cho ta thấy những tâm trạng và nỗi lòng của Tú trong buổi đương thời. 2./ Thân bài ­ Hoàn cảnh cuộc đời + hoàn cảnh đất nước: + Chế độ phong kiến suy tàn, hủ bại, lạc hậu, không chấp nhận đổi mới + Thực dân Pháp xâm lược => Xã hội càng thêm nhiễu loạn rối ren, nguy cơ mất nước. + Trí thức không còn được trọng dụng, bất lực trước thời cuộc. ­ Bài thơ Đau mắt, Tú Xương đau không chỉ đơn thuần là bệnh tật trên thân thể mà còn là nỗi đau trong lòng, xã hội có muôn cảnh bẩn thỉu mà Tú Xương chẳng muốn nhìn. Chúng khiến ông chướng tai gai mắt, nhưng lại chỉ có thể cam chịu, chúng hành hạ khiến ông phải "đau mắt". ­ Trước hoàn cảnh bất lực ấy Tú Xương đã có một mong muốn đó là "Muốn mù" ­ Tú Xương muốn mù bởi một lẽ đơn giản, mắt không thấy thì lòng không đau, không khó chịu, đó là cái cách phản kháng thật quyết liệt => khẳng định được nhân cách cao đẹp trong con người Tế Xương, là nỗi bất hòa, là sự phản kháng lại một cách gay gắt xã hội .