tailieunhanh - LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA VẬT LÝ NGHIÊN CỨU GIẾNG KHOAN

*Địa vật lý nghiên cứu giếng khoan là một lĩnh vực của ngành địa vật lý, bao gồm những phương pháp vật lý, sử dụng để nghiên cứu lát cắt địa chất mà giếng khoan đi qua từ đó có thể phát hiện và đánh giá trữ lượng khoáng sản, thu thập những thông tin về vùng mỏ khai thác và trạng thái giếng khoan. | LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA VẬT LÝ NGHIÊN CỨU GIẾNG KHOAN LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA VẬT LÝ NGHIÊN CỨU GIẾNG KHOAN CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1-Địa vật lý nghiên cứu giếng khoan: *Địa vật lý nghiên cứu giếng khoan là một lĩnh vực của ngành địa vật lý, bao gồm những phương pháp vật lý, sử dụng để nghiên cứu lát cắt địa chất mà giếng khoan đi qua từ đó có thể phát hiện và đánh giá trữ lượng khoáng sản, thu thập những thông tin về vùng mỏ khai thác và trạng thái giếng khoan. *Hiện nay có rất nhiều phương pháp địa vật lý khác nhau, theo bản chất ta có thể chia ra thành những nhóm như sau: -Phương pháp điện trường -Phương pháp cơ lý -Phương pháp phóng xạ -Phương pháp từ trường -Phương pháp sóng siêu âm -Phương pháp chụp ảnh -Phương pháp nhiệt -Phương pháp địa hóa *Bản chất của những phương pháp trên là đo dọc theo thành giếng khoan để ghi một vài thông số, những thông số này đặc trưng cho một hay vài tính chất vật lý của đất đá mà giếng đã đi qua. 2-Độ rỗng:(porosity) *Đất đá được hình thành từ 3 pha: pha rắn, pha lỏng và pha khí. Một phần thể tích của đất đá được cấu thành từ pha rắn, không gian phần còn lại được lấp đầy bởi những pha khác (pha lỏng , pha khí). *Thể tích Vr của đất đá không thuộc pha rắn ở trạng thái khô xác định, thể tích đó được gọi là thể tích rỗng. *Thể tích rỗng được cấu thành từ những phần không gian khác nhau gọi là lổ lổ hổng có nguồn gốc, hình dáng, kích thước và mối liên hệ giữa chúng khác nhau. *Tỷ số giữa thể tích không gian rỗng Vr và thể tích của đất đá Vđđ được gọi là độ rỗng, ký hiệu là F. F = Vr/Vđđ *Độ rỗng đất đá phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: -Cấu trúc, đường kính hạt -Các hoạt động thứ sinh diễn ra trong đất đá -Hoạt động kiến tạo -Ap suất nén lên trên đất đá *Phân loại độ rỗng 1 a/Theo nguồn gốc hình thành Độ rỗng nguyên sinh(primary porosity):Xuất hiện khi đất đá được hình thành và bị thay đổi về độ lớn, hình dáng do quá trình nén ép của các lớp đất đá bên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN