tailieunhanh - Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của Vơ chồng A Phủ - Tô Hoài

Truyện Vợ chồng A Phủ được rút từ tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1953. Tập truyện này đã từng được giải nhất giải thưởng văn nghệ 1954 - 1955. Vợ chồng A Phủ là một thành công xuất sắc của Tô Hoài sau cách mạng, là thành tựu của văn học kháng chiến chống Pháp đồng thời là tác phẩm tiêu biểu về đề tài miền núi. Truyện có kết cấu chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên hấp dẫn. Có được điều đó là nhờ cái nhìn hiện thực sắc sảo và chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn. | Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của Vơ chồng A Phủ - Tô Hoài Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của Vơ chồng A Phủ ­ Tô Hoài Bài làm Truyện Vợ chồng A Phủ được rút từ tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1953. Tập truyện này đã từng được giải nhất giải thưởng văn nghệ 1954 ­ 1955. Vợ chồng A Phủ là một thành công xuất sắc của Tô Hoài sau cách mạng, là thành tựu của văn học kháng chiến chống Pháp đồng thời là tác phẩm tiêu biểu về đề tài miền núi. Truyện có kết cấu chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên hấp dẫn. Có được điều đó là nhờ cái nhìn hiện thực sắc sảo và chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn. Truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã phản ánh được một cách khá chân thực và sinh động bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc trước ngày giải phóng Điện Biên. Đó là một thành công có ý nghĩa khai phá của nhà văn Tô Hoài về đề tài miền núi trong văn học Việt Nam hiện đại. Dưới ngòi bút của nhà văn người đọc thấy được trong vùng giặc Pháp chiếm đóng thời bấy giờ vẫn tồn tại chế độ lang đạo Thổ Ty, một kiểu phong kiến ở miền núi còn khắc nghiệt tàn ác hơn nhiều so với chế độ phong kiến thực dân ở miền xuôi mà đã được các nhà văn hiện thực khác như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng mô tả chân thực trong các tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám. Hiện thân của chế độ lang đạo Thổ Ty dã man ấy là cha con nhà thống lý Pá Tra. Bọn chúng đã lợi dụng và dùng cường quyền cùng hủ tục phong kiến miền núi để biến những người lao động thành nô lệ không công, lao động khổ sai như trâu ngựa để làm giàu cho chúng. Nhà thống lý Pá Tra đã bắt Mị về làm con dâu trừ nợ! Đã bao lần Mị định trốn về với bố nhưng vì đã bị trình con ma nhà thống lý nhận mặt nên đành phải cam chịu chờ đến ngày mà rũ xương ở đây thôi. Sau này A Phủ cũng bị buộc vay nợ nộp phạt và phải ở nợ đời đời, không mong gì thoát ra được. Để củng cố cho chính sách cai trị ấy, chúng dùng tư .