tailieunhanh - Phân tích và nêu cảm nhận về phác thảo chân dung Đô-xtôi-ép-ki của nhà văn Áo Xvai-gơ

Xvai-gơ (1881-1942) là nhà văn Áo, rất nổi tiếng với những phác thảo chân dung các nhà văn bậc thầy của thế giới như Ban-dắc, Tôn-xtôi, Đô-xtôi-ép-xki, Xtăng-đan, Đích-ken, . Mỗi bức chân dung văn học của ông để lại óng ánh sắc màu với bao họa tiết mang vẻ đẹp nhân văn kì diệu. "Đô-xtôi-ép-xki" là một bức chân dung văn học mang vẻ đẹp nhân văn kì diệu đó, mà màu thời gian không thể phủ mờ. | Phân tích và nêu cảm nhận về phác thảo chân dung Đô-xtôi-ép-ki của nhà văn Áo Xvai-gơ Đề bài: Phân tích và nêu cảm nhận về phác thảo chân dung Đô­xtôi­ép­ki của nhà văn Áo Xvai­gơ Bài làm Xvai­gơ (1881­1942) là nhà văn Áo, rất nổi tiếng với những phác thảo chân dung các nhà văn bậc thầy của thế giới như Ban­dắc, Tôn­xtôi, Đô­xtôi­ép­xki, Xtăng­đan, Đích­ken, . Mỗi bức chân dung văn học của ông để lại óng ánh sắc màu với bao họa tiết mang vẻ đẹp nhân văn kì diệu. "Đô­xtôi­ép­xki" là một bức chân dung văn học mang vẻ đẹp nhân văn kì diệu đó, mà màu thời gian không thể phủ mờ. Năm Đô­xtôi­ép­xki bước sang thế giới bên kia (1821­1881) thì cũng là năm Xvai­gơ cất tiếng chào đời (1881­1942), thế nhưng khi đọc Xvai­gơ, ta cứ ngỡ hai nhà văn này đang đồng hành, đang lầm lũi trên những nẻo đường từ Anh sang Pháp, từ Ý sang Đức, rồi trở về Pê­téc­bua nước Nga Cả hai đã và đang "sống giữa giống chấy rận trước khi vươn lên ánh sáng rực rỡ của niềm vinh quang đời đời". Xvai­gơ đã dùng những lời tốt đẹp nhất, những gam màu đậm nhất, những đường nét sắc sảo nhất khi phác hoạ chân dung Đô­xtôi­ép­xki. Như nhiều độc giả đã biết, Đỏ­xtôi­ép­xki đã cùng vợ trốn sang Đức, Pháp, Anh, Ý., sống "leo lét" trong một thế giới xa lạ. Sống trong bần cùng cơ cực, lúc thì đứng chực, "đứng chờ” ở cửa tò vò ngân hàng, "ngày lại ngày và với một giọng nói cảm động hỏi xem nước Nga tờ séc của ông cuối cùng đã đến chưa" một trăm rúp, cái món tiền nhỏ nhoi bán bản thảo mà ông đã "bao nhiêu lần quỳ gối trước những người xa lạ và thấp hèn”. Nhiều nhà xuất bản vụ lợi đã lừa ông; các nhân viên ngân hàng thì chế nhạo ông là "lão điên nghèo”. Để có tiền đánh một cái điện về Xanh Pê­téc­bua, ông phải đến hiệu cầm đồ để cầm cố “cái quần dài cuối cùng". Còn trong thư từ của ông gửi đi, người ta .