tailieunhanh - Làm sáng tỏ ý kiến: Tràng là một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy khát khao và tốt bụng
Truyện ngắn Vợ nhặt xoay quanh câu chuyện nhặt vợ đầy lạ lùng của nhân vật Tràng, qua tình huống nhặt vợ, nhà văn Kim Lân đã để các nhân vật của của mình bộc lộ những giá trị, phẩm chất tốt đẹp. Một trong những nhân vật tiêu biểu nhất trong truyện ngắn là anh Tràng, một người nông dân nghèo khổ, xấu xí, ngờ nghệch nhưng lại là người có tình thương, tinh thần trách nhiệm đáng quý. Bàn về nhân vật Tràng, có ý kiến cho rằng “Tràng là gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy khát khao và tốt bụng”. | Làm sáng tỏ ý kiến: Tràng là một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy khát khao và tốt bụng Đề bài: Làm sáng tỏ ý kiến: Tràng là một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy khát khao và tốt bụng Bài làm Truyện ngắn Vợ nhặt xoay quanh câu chuyện nhặt vợ đầy lạ lùng của nhân vật Tràng, qua tình huống nhặt vợ, nhà văn Kim Lân đã để các nhân vật của của mình bộc lộ những giá trị, phẩm chất tốt đẹp. Một trong những nhân vật tiêu biểu nhất trong truyện ngắn là anh Tràng, một người nông dân nghèo khổ, xấu xí, ngờ nghệch nhưng lại là người có tình thương, tinh thần trách nhiệm đáng quý. Bàn về nhân vật Tràng, có ý kiến cho rằng “Tràng là gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy khát khao và tốt bụng”. Tràng là người nông dân nghèo khổ, xấu xí sống ở xóm Ngụ cư. Theo dõi câu chuyện nhặt vợ của Tràng, ta thấy được nét tính cách hồn nhiên, trẻ con bên trong vẻ ngoài trưởng thành, có phần thô kệch. Là người đàn ông trưởng thành nhưng Tràng lại thường xuyên chơi đùa cùng đám trẻ con trong xóm cùng những hành động ngờ nghệch đã thành “thương hiệu riêng của anh Tràng “ngửa cổ lên trời mà cười hềnh hệch”. Tràng là người sống vô tư, có phần nông nổi, liều lĩnh. Khi nạn đói hoành hành, cái đói cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh thì anh Tràng vẫn không hề bi quan, lo sợ mà vẫn chịu khó làm ăn, nuôi sống gia đình. Ngay cả khi kéo xe bò mệt mỏi anh Tràng vẫn đùa vui bằng câu hát vu vơ “Muốn anh cơm trắng với giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”. Cũng chính câu hát vu vơ cùng sự hài hước, vui tính đã tạo ra cuộc gặp gỡ đặc biệt với người vợ nhặt. Khi bị nhân vật Thị chỉ tay vào mặt mà trách mắng vì đã quên lời hứa lúc đẩy xe bò hộ, Tràng đã ngượng ngùng và chấp nhận mời Thị ăn bánh đúc như yêu cầu của chị ta. Có thể thấy hành động mời ăn bánh đúc ở đây vô cùng hào phóng, bởi trong nạn đói, miếng ăn cho bản thân, gia đình còn là một thách thức, việc mời người lạ ăn lại càng trở .
đang nạp các trang xem trước