tailieunhanh - Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Sáng tháng năm của Tố Hữu
"Sáng tháng năm" là bài thơ thứ hai của Tố Hữu viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết tại chiến khu Việt Bắc, vào tháng 5 năm 1951, khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra vô cùng ác liệt. Tố Hữu là nhà thơ viết sớm nhất, nhiều nhất và hay nhất về Bác Hồ. Tháng 8 năm 1945 ông đã viết bài thơ "Hồ Chí Minh" với cảm hứng sử thi hào hùng. | Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Sáng tháng năm của Tố Hữu Đề bài: Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Sáng tháng năm của Tố Hữu Bài làm "Sáng tháng năm" là bài thơ thứ hai của Tố Hữu viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết tại chiến khu Việt Bắc, vào tháng 5 năm 1951, khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra vô cùng ác liệt. Tố Hữu là nhà thơ viết sớm nhất, nhiều nhất và hay nhất về Bác Hồ. Tháng 8 năm 1945 ông đã viết bài thơ "Hồ Chí Minh" với cảm hứng sử thi hào hùng: . "Hồ Chí Minh, Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng Trên đầu ta ngọn cờ dân tộc Trăm thế kỷ trong tên Người: Ái Quốc Bạn muôn đời của thế giới đau thương!". Bài "Sáng tháng Năm" là sự tiếp nối của những vần thơ trữ tình đẹp nhất nói về lãnh tụ. Hình ảnh Bác Hồ vừa cao cả vĩ đại, vừa gần gũi thân thương với mọi con người Việt Nam. Mở đầu bài thơ, tác giả nhắc lại một kỉ niệm đẹp: "Vui sao một sáng tháng năm, Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ". Và kết thúc bài thơ là cái "bắt tay" của lãnh tụ đưa tiễn: "Bắt tay Bác tiễn ra về, Nhớ hoài buổi sáng mùa hè chiến khu." Đến thì "vui sao", về thì "nhớ hoài", biết bao bồi hồi xúc động. Nhà thơ vui sướng tự hào có bao giờ có thể quên cuộc viếng thăm kì diệu ấy. Như một vầng sáng lung linh bao trùm bài thơ là hình ảnh lãnh tụ kì vĩ tuyệt đẹp: "Bác ngồi đó lớn mênh mông, Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non". Bốn hình ảnh ẩn dụ liên kết trong một vần thơ. Bác là hồn nước thiêng liêng, là biển trời, sông núi, quê hương yêu dấu. Hình ảnh Bác được thể hiện vừa cao cả vừa thân thương .
đang nạp các trang xem trước