tailieunhanh - Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu văn học và văn hóa dân gian trong đoạn trích "Đất nước" của trường ca "Mặt đường khát vọng" (Nguyễn Khoa Điềm)

Nhắc đến những kiệt tác có tầm vóc về đất nước: Nam quốc sơn hà (?), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) hay những bài thơ khá nổi tiếng như Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng (Chế Lan Viên). có lẽ, khi viết về đất nước, người ta không chỉ có cảm mà còn có nghĩ, chính những cách riêng đó sẽ tạo ra những nét riêng của từng tác giả. Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, Đất nước của ông không chỉ được triển khai trên các bình diện: không gian và thời gian mà quan trọng hơn cả là bình diện văn hóa, phong tục, tâm hồn và tính cách dân tộc. Đó là Đất nước của nhân dân. | Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu văn học và văn hóa dân gian trong đoạn trích "Đất nước" của trường ca "Mặt đường khát vọng" (Nguyễn Khoa Điềm) Đề bài: Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu văn học và văn hóa dân gian trong đoạn trích “Đất nước" của trường ca “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm) Bài làm Nhắc đến những kiệt tác có tầm vóc về đất nước: Nam quốc sơn hà (?), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) hay những bài thơ khá nổi tiếng như Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng (Chế Lan Viên). có lẽ, khi viết về đất nước, người ta không chỉ có cảm mà còn có nghĩ, chính những cách riêng đó sẽ tạo ra những nét riêng của từng tác giả. Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, Đất nước của ông không chỉ được triển khai trên các bình diện: không gian và thời gian mà quan trọng hơn cả là bình diện văn hóa, phong tục, tâm hồn và tính cách dân tộc. Đó là Đất nước của nhân dân. Chương Đất nước trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện bằng hình thức thơ trữ tình, dựa trên những truyền thống, văn hóa, lịch sử ngàn đời của dân tộc. Đi sâu vào tìm hiểu đoạn trích, chúng ra sẽ thấy rõ điều đó. Có thể thấy toàn bộ chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng như được bao bọc bởi không khí của vãn hóa dân gian. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rộng rãi và linh hoạt các chất liệu của văn hóa dân gian, từ ca dao, tục ngữ đến truyền thuyết, cổ tích, từ phong tục tập quán đến thói quen sinh hoạt tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi, quen thuộc, vừa sâu xa, kì diệu đủ sức gợi lên được cái hồn thiêng của non sông, đất nước. Có thể xem phần đầu bài thơ là một định nghĩa về đất nước theo cách riêng của nhà thơ, được phát biểu thông qua những hình tượng cụ thể, sinh động và đầy sức gợi cảm Theo tác giả, Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì gần .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.