tailieunhanh - Phân tích hình ảnh dòng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nếu như dòng sông Đà được Nguyễn Tuân lưu vào sử sách trong những trang văn đầy tài hoa vừa hùng tráng nhưng cũng đậm chất trữ tình thì dòng sông Hương thơ mộng của mảnh đất Huế lại ghi dấu ấn của mình trong những trang văn xuôi cũng thật uyên bác và hào hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Không còn là nỗi buồn của cảnh “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” như trong thơ Hàn Mạc Tử, dòng sông Hương trong “Ai đặt tên cho dòng sông” đã vươn mình dậy đế’ mang một màu sắc, hình hài mới. | Phân tích hình ảnh dòng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Đề bài: Phân tích hình ảnh dòng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Bài làm Nếu như dòng sông Đà được Nguyễn Tuân lưu vào sử sách trong những trang văn đầy tài hoa vừa hùng tráng nhưng cũng đậm chất trữ tình thì dòng sông Hương thơ mộng của mảnh đất Huế lại ghi dấu ấn của mình trong những trang văn xuôi cũng thật uyên bác và hào hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Không còn là nỗi buồn của cảnh “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” như trong thơ Hàn Mạc Tử, dòng sông Hương trong “Ai đặt tên cho dòng sông” đã vươn mình dậy đế’ mang một màu sắc, hình hài mới. Cũng giống như mạch văn của Nguyễn Tuân khi viết về sông Đà: miêu tả con sông theo dòng chảy của nó, nhưng với cá tính dịu đàng của con người xứ Huế, bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng Hương Giang lại gợi cho người đọc một cảm giác khác: Cảm giác của một cái gì đó dịu nhẹ, cứ len lỏi miên man rồi từ từ thâm vào hồn người, từ từ làm trỗi dậy một cách­trầm tĩnh cái tình yêu mê man, say đắm đối với một dòng sông mang nét văn hoá xứ sở ­ con sông đã đi vào thi ca với vẻ đẹp quyến rũ kì lạ: “Cầu cong như chiếc lược ngà Sông dài mái tóc cung nga buông hờ” Sông Hương được miêu tả một cách chân thực, sinh động và hết sức tỉ mỉ trong những tình cảm yêu thương chân thành, đằm thắm của nhà văn. Đó cũng là những quãng sông “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Dòng sông không được miêu tả tỉ mỉ ở những đoạn ghềnh thác hùng vĩ hiểm trở như cách của Nguyễn Tuân. Cái dữ dội của nó chỉ được cô đọng ngắn gọn trong một hình ảnh so sánh thật sống động: “Giữa lòng Trường Sơn, con sông Hương .