tailieunhanh - Anh (chị) có ý kiến gì về nhận định sau: “Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị”

Một hiện tượng thơ khi đã phát triển trọn vẹn, viên mãn cần được xác định và gọi tên. Xác định đúng, gọi tên đúng mới đánh giá đúng. Thơ Tố Hữu thường được gọi bằng các tên khác như thơ tranh đấu, thơ thời cuộc, thơ thời sự, thơ cảm hứng xã hội, thơ chính trị, thơ đặt hàng. Gọi là thơ đặt hàng rõ ràng là không hay vì nó gợi lên một quan hệ hàng hóa, gọi là thơ tranh đấu, thơ thời cuộc tuy chỉ ra tác dụng xã hội nhưng còn chung chung. Gọi là thơ thời sự và thơ cảm hứng xã hội đều chưa xác đáng bởi vì cốt lõi trong thơ Tố Hữu không phải là các sự kiện thời sự hay các vấn đề xã hội khác nhau mà là tình cảm chính trị, ý thức chính trị thường trực. | Anh (chị) có ý kiến gì về nhận định sau: “Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị” Đề bài: Anh (chị) có ý kiến gì về nhận định sau: “Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị” Bài làm Một hiện tượng thơ khi đã phát triển trọn vẹn, viên mãn cần được xác định và gọi tên. Xác định đúng, gọi tên đúng mới đánh giá đúng. Thơ Tố Hữu thường được gọi bằng các tên khác như thơ tranh đấu, thơ thời cuộc, thơ thời sự, thơ cảm hứng xã hội, thơ chính trị, thơ đặt hàng. Gọi là thơ đặt hàng rõ ràng là không hay vì nó gợi lên một quan hệ hàng hóa, gọi là thơ tranh đấu, thơ thời cuộc tuy chỉ ra tác dụng xã hội nhưng còn chung chung. Gọi là thơ thời sự và thơ cảm hứng xã hội đều chưa xác đáng bởi vì cốt lõi trong thơ Tố Hữu không phải là các sự kiện thời sự hay các vấn đề xã hội khác nhau mà là tình cảm chính trị, ý thức chính trị thường trực. Thơ Tố Hữu là thơ thể hiện các tư tưởng, tình cảm chính trị của thời đại, là thơ phát hiện ý nghĩa chính trị của các hiện tượng đời sống. Điều hết sức thú vị là trong tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đề cập hết các hiện tượng xã hội được thể hiện trong Thơ mới lãng mạn và văn học hiện thực phê phán đương thời, và qua mỗi hiện tượng ông đều phát hiện ra ý nghĩa chính trị của chúng. Ông nhìn ra giải pháp cho mọi vấn đề bằng con đường đấu tranh chính trị. Đối với Tố Hữu, các hiện tượng “mồ côi”, “lạc loài”, “lầm than”, “lạnh lùng”, “khổ tủi”, “thảm sầu”, “hắt hủi”, “cô đơn”, “điêu tàn”, “đẹp và thơ” đểu có nội dung xã hội cụ thể, chứ không phải là các hiện tượng chung chung, nghiệp dĩ của kiếp người. Tiếng đàn em bé hát rong, theo ông, phải là một hành vi chống lại chế độ cũ. Hai cái chết của hai đứa cháu người hành khất phải là cơ sở để nuôi căm hờn. Nhà thơ hướng mọi vấn đề xã hội .