tailieunhanh - Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm đó.

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nưởc vĩ đại. Trong muôn loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ khí giới “thanh cao mà đắc lực” (Nguyễn Minh Châu), “có sức mạnh hơn mười vạn quân” (Nguyễn Trãi) - đó chính là văn chương nghệ thuật. Văn học là loại hình nghệ thuật thuộc thượng tầng kiến trúc. Những giá trị nó tạo ra thuộc phạm trù tinh thần, chúng hoàn toàn vô hình nhưng sức tác động của văn học tới tư tưởng con người rất mạnh mẽ. | Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm đó. Đề bài: Từ xưa đến nay, cha ông ta luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu mạnh mẽ và sắc bén. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan niệm đó Bài làm Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nưởc vĩ đại. Trong muôn loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ khí giới “thanh cao mà đắc lực” (Nguyễn Minh Châu), “có sức mạnh hơn mười vạn quân” (Nguyễn Trãi) ­ đó chính là văn chương nghệ thuật. Văn học là loại hình nghệ thuật thuộc thượng tầng kiến trúc. Những giá trị nó tạo ra thuộc phạm trù tinh thần, chúng hoàn toàn vô hình nhưng sức tác động của văn học tới tư tưởng con người rất mạnh mẽ. Tại sao văn học lại được coi là thứ vũ khí chiến đấu? Điều này trước hết xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đất nước. Từ người Việt còn nằm trong bọc trứng của mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân đã phải chiến đấu với lũ thuỷ quái, yêu tinh. Rồi quân xâm lược phương Bắc, bầy giặc cỏ phương Nam, đến lũ cướp nước phương Tây thay nhau quấy nhiễu, giày xéo, thông trị đất nước tá. Sống giữa cảnh chiến tranh loạn lạc, “mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt, mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đàng”, “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ”, lẽ nào ngòi bút của người nghệ sĩ không trở thành vũ khí chiến đấu? Ở Việt Nam, quan điểm vãn nghệ Nho giáo đã thấm sâu vào trí thức, kẻ sĩ. Quan niệm có phần tích cực là kích thích kẻ sĩ đem văn chương phục vụ đất nước. Trong Bảo kính cảnh giới bài số 56, Nguyễn Trãi viết: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên Vệ Nam mãi mãi ra tay thước Điện Bắc đà đà yên phận tiên”. Thế kỉ XIX, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng viết: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.