tailieunhanh - Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn "sinh ra để viết" (Tế Hanh). Hơn sáu mươi năm cầm bút, ông đã để lại gần hai trăm đầu sách với nhiều thể loại – truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, hồi kí, Riêng truyện ngắn, độc giả nhớ nhất và bản thân nhà văn tâm đắc nhất có lẽ vẫn là Vợ chồng A Phủ. Nói về sức cuốn hút của tác phẩm này, người đọc nhắc nhiều đến vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán của các dân tộc miền núi; khả năng quan sát tinh tường, lối trần thuật tự nhiên, hóm hỉnh của một người cầm bút từng trải, sắc sảo; tài nghệ phân tích tâm lí nhân vật, vốn ngôn ngữ dồi dào; Nhưng tôi vẫn nghĩ, điều thú vị nhất là ở chỗ, Tô Hoài đã mang được vào truyện ngắn Vợ chồng A Phủ cái chất thơ riêng của miền Tây Bắc. | Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) Đề bài: Chất thơ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) Hướng dẫn Tô Hoài được mệnh danh là nhà văn "sinh ra để viết" (Tế Hanh). Hơn sáu mươi năm cầm bút, ông đã để lại gần hai trăm đầu sách với nhiều thể loại – truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, hồi kí, Riêng truyện ngắn, độc giả nhớ nhất và bản thân nhà văn tâm đắc nhất có lẽ vẫn là Vợ chồng A Phủ. Nói về sức cuốn hút của tác phẩm này, người đọc nhắc nhiều đến vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán của các dân tộc miền núi; khả năng quan sát tinh tường, lối trần thuật tự nhiên, hóm hỉnh của một người cầm bút từng trải, sắc sảo; tài nghệ phân tích tâm lí nhân vật, vốn ngôn ngữ dồi dào; Nhưng tôi vẫn nghĩ, điều thú vị nhất là ở chỗ, Tô Hoài đã mang được vào truyện ngắn Vợ chồng A Phủ cái chất thơ riêng của miền Tây Bắc. Trong cuốn sổ tay viết văn Tô Hoài từng tâm sự về những ý thơ trong văn xuôi: "Vâng, đúng là những ý thơ, đã từ lâu tôi làm, tôi cảm thấy mà chưa phân tích được". Theo ông, những ý thơ đó sẽ làm nên cái giá trị "ngoài tài liệu và trên cả sự sáng tạo". Ở đây, tác giả Sổ tay viết văn đã có sự gặp gỡ với quan niệm của nhiều nhà văn lớn: từng ví chất thơ trong văn xuôi như "chất nước ngọt ngào thấm trong trái táo"; L. Tôn­xtôi không chấp nhận ranh giới giữa văn xuôi và thi ca. Thậm chí, K. Pau­tốp­xki còn khẳng định rằng: "Văn xuôi là sợi cốt, còn thơ là sợi ngang. Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả" Cũng chính họ – các nhà văn đích thực, bằng tác phẩm của mình, đã giúp cho người đọc hiểu thế nào là chất thơ trong văn xuôi. Đó có thể là những cánh đồng Nga, tâm hồn Nga hiển hiện trên trang văn Pu­skin; là lời thì thầm của cây sồi mùa đông, là hình .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.