tailieunhanh - Bình luận cách nhìn của Nam Cao về người nông dân qua tác phẩm đôi mắt
Cách mạng tháng Tám bùng nổ chưa được bao lâu thì cả nước lại bước vào một cuộc trường chinh mới. Bước vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ khó khăn này phần lớn là những người nông dân mặc áo lính: "áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá - miệng cười buốt giá - chân không giày" (Chính Hữu). Họ đã "gặp nhau từ hồi chưa biết chữ" (Hồng Nguyên). Những con người từ "bùn lầy nước đọng "ấy đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" (Nguyễn Đình Thi). Cách mạng tháng Tám và hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp đã thức tỉnh và buộc những nhà Văn đi theo kháng chiến phải nhận thức lại vai trò cũng như bản chất của người nông dân. Nam Cao đã trình bày sự nhận thức và những thu hoạch của mình về vấn đề ấy bằng truyện ngắn Đôi mắt. | Bình luận cách nhìn của Nam Cao về người nông dân qua tác phẩm đôi mắt Đề bài: Bình luận cách nhìn của Nam Cao về người nông dân qua tác phẩm đôi mắt Bài làm Cách mạng tháng Tám bùng nổ chưa được bao lâu thì cả nước lại bước vào một cuộc trường chinh mới. Bước vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ khó khăn này phần lớn là những người nông dân mặc áo lính: "áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá miệng cười buốt giá chân không giày" (Chính Hữu). Họ đã "gặp nhau từ hồi chưa biết chữ" (Hồng Nguyên). Những con người từ "bùn lầy nước đọng "ấy đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" (Nguyễn Đình Thi). Cách mạng tháng Tám và hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp đã thức tỉnh và buộc những nhà Văn đi theo kháng chiến phải nhận thức lại vai trò cũng như bản chất của người nông dân. Nam Cao đã trình bày sự nhận thức và những thu hoạch của mình về vấn đề ấy bằng truyện ngắn Đôi mắt. Hai nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này là Hoàng và Độ. Hai người đại diện cho hai cách nhìn về người nông dân. Một người chỉ nhìn thấy cái bề ngoài lố bịch, ngu dốt, đáng khinh và đáng cười của người nông dân. Người kia biết vượt qua được hình thức bên ngoài, nhìn thấy "những nguyên cớ thật đẹp bên trong" của những người dân cày. Nam Cao đã làm nổi bật tư tưởng, thái độ cũng như quan điểm của mình qua sự đối lập cách nhìn của hai nhân vật này về người nông dân. Tuy không hề xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, người đọc vẫn thấy rõ khuynh hướng tư tưởng của tác giả. Thực ra Hoàng hay Độ cũng là "con đẻ" của nhà văn Nam Cao. Hai cách nhìn ấy rất có thể có trong bản thân con người Nam Cao hay bất cứ một người tri thức tiểu tư sản nào hồi đó. Tác giả cho hai con người ấy đối mặt và cọ xát với nhau như sự cọ xát giữa hai tư tưởng nhưng người đọc thấy rõ ông đứng về phía nhân vật Độ, phê .
đang nạp các trang xem trước