tailieunhanh - Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ: "Súng nổ rung trời giận dữ... Rũ bùn đứng dậy sáng loà"
Chúng ta biết "Đất nước" tuy là một bài thơ ngắn, nhưng lại có dáng dấp một khúc tráng ca thu nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà có thể gặp ở đây bức tranh toàn cảnh về tổ quốc Việt Nam qua những thăng trầm lịch sử: Đất nước buồn trong thu xưa, Đất nước ngày đổi mới, Đất nước chìm trong đau thương, Đất nước vùng lên quật khởi. Mỗi phần tương đương với một chương tráng ca. Qua những bước dài ấy, người ta cứ thấy ngời lên một sức sống Việt Nam kì diệu, sức sống đã biến những người áo vải thành những anh hùng, biến một nước Việt chân đất cần lao lam lũ thành nước Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa. | Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ: "Súng nổ rung trời giận dữ. Rũ bùn đứng dậy sáng loà" Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ: "Súng nổ rung trời giận dữ. Rũ bùn đứng dậy sáng loà" Bài làm Chúng ta biết "Đất nước" tuy là một bài thơ ngắn, nhưng lại có dáng dấp một khúc tráng ca thu nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà có thể gặp ở đây bức tranh toàn cảnh về tổ quốc Việt Nam qua những thăng trầm lịch sử: Đất nước buồn trong thu xưa, Đất nước ngày đổi mới, Đất nước chìm trong đau thương, Đất nước vùng lên quật khởi. Mỗi phần tương đương với một chương tráng ca. Qua những bước dài ấy, người ta cứ thấy ngời lên một sức sống Việt Nam kì diệu, sức sống đã biến những người áo vải thành những anh hùng, biến một nước Việt chân đất cần lao lam lũ thành nước Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa. Đây là khổ thơ kết lại toàn bài thơ, chưa lúc nào, hình ảnh Đất nước lại hiện ra kì vĩ và hoành tráng như thế: Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa Dẫu bốn câu thơ được viết rất chặt chẽ, chúng ta vẫn có thể thấy tự nó đã chia thành hai phần khá rõ rệt. Hai câu trên phác ra khung cảnh để làm phông nền, hai câu dưới tập trung khác hoạ hình ảnh Đất nước nối hình nối khối hằn lên trên cái nền ấy. Nếu nửa trên có phần nghiêng về tả thực, thì nửa dưới lại đẩy tính khái quát, hình tượng hiện ra vừa kì ảo vừa kì vĩ. Ở chương Đất nước (trích trường ca "Mặt đường khát vọng"), khi hình dung về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm thường tựa vào hai bình diện, hai hình ảnh chính là Đất và Nước (Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm. đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc / nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi. Đất là nơi chim về? Nước là nơi rồng ở). Trong khi đó, hai bình diện chính, hai hệ thống .
đang nạp các trang xem trước