tailieunhanh - Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Ôi những cánh đồng quê chảy máu…. Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

Cũng như trong truyện và kịch, cảm hứng chủ đạo và nhất quán trong thơ Nguyễn Đình Thi là hình ảnh một đất nước Việt Nam đau thương, đói nghèo, cơ cực, bị dìm trong máu và nước mắt dưới ách thống trị của thực dân, phát xít và phong kiến tay sai. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhất là khi sáng tác bài thơ Đất nước, toàn bộ tình cảm của nhà thơ tập trung ở khía cạnh này. Trên bước quân hành, xót xa, đau đớn, căm phẫn trước thảm cảnh mà kẻ thù đã gây ra. | Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Ôi những cánh đồng quê chảy máu . Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Ôi những cánh đồng quê chảy máu . Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu Bài làm Cũng như trong truyện và kịch, cảm hứng chủ đạo và nhất quán trong thơ Nguyễn Đình Thi là hình ảnh một đất nước Việt Nam đau thương, đói nghèo, cơ cực, bị dìm trong máu và nước mắt dưới ách thống trị của thực dân, phát xít và phong kiến tay sai. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhất là khi sáng tác bài thơ Đất nước, toàn bộ tình cảm của nhà thơ tập trung ở khía cạnh này. Trên bước quân hành, xót xa, đau đớn, căm phẫn trước thảm cảnh mà kẻ thù đã gây ra, nhà thơ thốt lên: Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. Như chúng ta đã biết, bài thơ Đất nước được Nguyễn Đình Thi sáng tác trong khoảng thời gian 8 năm ròng (1948 ­ 1955). Bài thơ diễn tả quá trình nhận thức về kháng chiến, sự hình thành, nảy nở tình cảm yêu nước, căm thù bè lũ cướp nước và khái quát những chặng đường kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc ta. Bài thơ dài 49 câu, được chia làm hai phần theo cảm xúc liền mạch của chủ đề trữ tình. Phần một được chia làm hai đoạn. Đoạn một (7 dòng đầu) là tâm trạng của người từ Hà Nội ra đi theo tiếng gọi tha thiết của cách mạng nhưng trong lòng vẫn xao xuyến, bâng khuâng nhớ về mùa thu Hà Nội. Hà Nội mùa thu vào buổi sáng chớp lạnh, những cơn gió heo may xao xác đầu mùa rải trên đường phố tĩnh lạnh, những tia nắng hanh vàng soi trên “thềm nắng lá rơi đầy". Đoạn hai (từ dòng 8 đến dòng 21) là cảm xúc về mùa thu mới ở Việt Bắc. Nhà thơ đứng giữa thiên nhiên hai lần mà cất tiếng reo vui. Nhà thơ nhìn rừng tre thấy nó cũng vui, nhìn .