tailieunhanh - Bằng cảm xúc trân trọng và biết ơn, hãy viết một bài văn nhằm nói lên ý nghĩa của một câu trong một bài hát quen thuộc: “Mùa thu rồi, ngày hăm ba...”

Ngày 23-9-1945, tại Sài Gòn, bọn thực dân Pháp nổ súng, bắt đầu xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân Sài Gòn đã cầm súng chiến đấu, quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Từ đó, cuộc kháng chiến đã lan ra khắp Nam Bộ rồi chính thức trở thành cuộc kháng chiến toàn quốc từ ngày 19-12- 1946. Trong những ngày đầu của Nam Bộ kháng chiến, có phong trào Nam tiến của nhân dân vào từ các tỉnh miền Bắc cùng với nhân dân Nam Bộ chiến đấu chống giặc. Tiếp sau kháng chiến chống Pháp là kháng chiến chống Mỹ, cho đến Ngày 30-4-1975, cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ đã đi suốt thời gian 30 năm. Bài viết cần làm rõ những nội dung đó. Không đi vào lý luận, bài cần chọn những sự việc tiêu biểu, nói lên lòng cảm phục và biết ơn, đồng thời cũng nêu lên ý nghĩa của cuộc kháng chiến. | Bằng cảm xúc trân trọng và biết ơn, hãy viết một bài văn nhằm nói lên ý nghĩa của một câu trong một bài hát quen thuộc: “Mùa thu rồi, ngày hăm ba.” Đề bài: Bằng cảm xúc trân trọng và biết ơn, hãy viết một bài văn nhằm nói lên ý nghĩa của một câu trong một bài hát quen thuộc: “Mùa thu rồi, ngày hăm ba.” I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI Ngày 23­9­1945, tại Sài Gòn, bọn thực dân Pháp nổ súng, bắt đầu xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân Sài Gòn đã cầm súng chiến đấu, quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Từ đó, cuộc kháng chiến đã lan ra khắp Nam Bộ rồi chính thức trở thành cuộc kháng chiến toàn quốc từ ngày 19­12­ 1946. Trong những ngày đầu của Nam Bộ kháng chiến, có phong trào Nam tiến của nhân dân vào từ các tỉnh miền Bắc cùng với nhân dân Nam Bộ chiến đấu chống giặc. Tiếp sau kháng chiến chống Pháp là kháng chiến chống Mỹ, cho đến Ngày 30­4­1975, cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ đã đi suốt thời gian 30 năm. Bài viết cần làm rõ những nội dung đó. Không đi vào lý luận, bài cần chọn những sự việc tiêu biểu, nói lên lòng cảm phục và biết ơn, đồng thời cũng nêu lên ý nghĩa của cuộc kháng chiến. II. DÀN BÀI 1. Mở bài Nhắc lại câu hát nhằm khẳng định ý nghĩa của ngày Nam Bộ kháng chiến. 2. Thân bài Giải thích ý nghĩa câu hát: “Mùa thu rồi, ngày hăm ba.”. ­ Đó là ngày 23 tháng 9 năm 1945, ngày nhân dân thành phố Sài Gòn bắt đầu cầm súng đánh giặc, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ; ­ Đó là ngày các chàng trai miền Bắc bắt đầu cuộc Nam tiến, cùng với nhân dân Nam Bộ bảo vệ Tố quốc; ­ Bao nhiêu người đã hi sinh xương máu cho cuộc kháng chiến ấy; ­ Cuộc kháng chiến nói lên tinh thần quý trọng Độc lập Tự do và ý chí bất khuất của nhân .