tailieunhanh - Chính sách công nghiệp thân công nghệ: Một số kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam
Bài viết đưa ra một số gợi suy cho Việt Nam trong thời gian tới để có thể có được chính sách công nghiệp phù hợp, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. | Chính sách công nghiệp thân công nghệ: Một số kinh nghiệm quốc tế và gợi suy cho Việt Nam 71 CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP THÂN CÔNG NGHỆ: MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI SUY CHO VIỆT NAM Hoàng Văn Tuyên1, Nguyễn Thị Minh Nga Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ (NISTPASS) Tóm tắt: Chính sách công nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sách công nghiệp hữu hiệu thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao; nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế doanh nghiệp; Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách phát triển công nghiệp thân công nghệ cũng như phát triển các nguồn lực và cơ sở hạ tầng phục vụ mô hình này, bài viết đưa ra một số gợi suy cho Việt Nam trong thời gian tới để có thể có được chính sách công nghiệp phù hợp, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Từ khóa: Chính sách công nghiệp; Nghiên cứu và triển khai (R&D); Đổi mới; Thân công nghệ. Mã số: 19031801 1. Mở đầu “Chính sách công nghiệp là chính sách của chính phủ để cải thiện môi trường kinh doanh hoặc để thay đổi cơ cấu hoạt động kinh tế đối với các ngành/lĩnh vực, công nghệ hoặc nhiệm vụ mong muốn đưa ra những triển vọng tăng trưởng kinh tế hoặc phúc lợi xã hội tốt hơn ” (Warwick, 2013). Đối với Việt Nam, cùng với tiến trình đẩy nhanh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì chính sách công nghiệp quốc gia hữu hiệu càng có vai trò quan trọng. Chính sách công nghiệp quốc gia hữu hiệu thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm cường độ lao động; giảm chi phí và giá thành sản phẩm; tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao, thân thiện người sử dụng; nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế cho doanh nghiệp;. Chính vì vậy, qua các thời k phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và đề ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển .
đang nạp các trang xem trước