tailieunhanh - Thời thơ ấu và tuổi thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980-5/6/1911)

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1980 tại làng Hoàng Trù (làng chùa) quê ngoại, quê nội là làng Kim Liên (làng Sen), nay là xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An | Thời thơ ấu và tuổi thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980-5/6/1911) Câu 1: Thời thơ ấu và tuổi thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 5/6/1911)? Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù (làng Chùa) quê ngoại. quê nội là làng Kim Liên (làng Sen), nay là xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời thơ ấu, Người có tên là Nguyễn Sinh Cung (từ 1890 đến khoảng năm 1901), Nguyễn Sinh Cung đã sống thời thơ ấu trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ. Năm 1901, thân mẫu của Nguyễn Sinh Cung là bà Hoàng Thị Loan lâm bệnh qua đời. cũng trong năm 1901, thân phụ của cậu Cung là ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, đem lại niềm tự hào cho dòng họ Nguyễn Sinh và dân làng Kim Liên. Từ đó, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con về sống ở Kim Liên. Ông đã đổi tên cho 2 con trai: Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung với tên gọi mới là: Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành. Lên 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung rời xa quê nhà theo gia đình vào Huế. Cuối tháng 5 năm 1906, Nguyễn Tất Thành cùng Nguyễn Tất Đạt lại theo cha vào Huế trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc vào kinh đô nhậm chức. Nếu 6 năm trước ở kinh đô (1895 – 1901), Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ so với quê hương mình, thấy rõ bộ mặt độc ác của bọn xâm lược, hiểu rõ nỗi đau khổ và tủi nhục của người dân lao động, thì lần thứ hai đến Huế (1906 – 1908), Nguyễn Tất Thành đã trưởng thành nhanh chóng về học vấn và nhận thức, tiến bộ nhanh cả về trí lực và đức hạnh. Trong thời gian sống ở Huế, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến biết bao cảnh thăng trầm, thế sự, cảnh vua Thành Thái bị truất ngôi (do chống Pháp) và bị đày đi biệt xứ. thời gian này cũng đang diễn ra phong trào Đông kinh nghĩa thục và cuộc vận động Duy Tân – những cuộc vận động cải cách văn hóa – xã hội mang tính chất tư sản cải lương ở nước ta đầu thế kỷ XX. Từ những phong trào đó nảy sinh bao nhiêu cuộc tranh luận sôi nổi trong giới trí thức, học sinh. Tất .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.