tailieunhanh - Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay từ năm 1941, dưới sự lãnh đạo của người, chương trình Việt Minh ghi "cần khuyến khích nền thể dục quốc dân, làm cho giống nòi ngày càng thêm mạnh" | Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Ngày 18/2/2004. Cập nhật lúc 11h 2' Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay từ năm 1941, dưới sự lãnh đạo của Người, chương trình Việt Minh ghi: "Cần khuyến khích nền thể dục quốc dân, làm cho giống nòi ngày càng thêm mạnh". Chương trình hành động này còn chỉ rõ: "Lập thêm nhà thương, nhà đỡ đẻ, nhà dưỡng lão". Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 27-3-1946, Người ký Sắc lệnh số 38/SL thiết lập Nha Thanh niên và Thể thao Trung ương, đồng thời Người viết bài: "Sức khỏe và thể dục". Từ năm 1947-1967, Người có 25 bài và thư gửi ngành y tế và thương binh, xã hội, chỉ ra những quan điểm cơ bản về điều trị thương, bệnh binh, kết hợp quân dân y, kết hợp đông y và tây y và công tác khác của ngành y tế. 1- Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khỏe và mối quan hệ giữa y lý, y thuật và y đạo trong tư tưởng của Người. Người quan niệm sức khỏe là gồm có sự thoải mái cả về thể xác lẫn tâm hồn. Ðiều đáng chú ý, Người phát biểu quan niệm này từ năm 1946 và tới năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới mới đưa ra định nghĩa về sức khỏe. Người định nghĩa: "Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái, thế là sức khỏe". Sinh ra tại một vùng "địa linh nhân kiệt" như Nghệ An, nơi cách không xa quê ngoại của Ðại danh y Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh), lại lớn lên trong một gia đình nhà Nho có cha đã từng là thầy thuốc đông y làm nghề cắt thuốc trị bệnh cứu người, Chủ tịch Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc về y lý, y thuật và y đạo của Y học phương Ðông. Vì vậy, khi diễn giải về sức khỏe, Người dùng những khái niệm của y học phương Ðông. Theo Y học phương Ðông, huyết là cái xe vận chuyển khí, khí động thì sinh ra tinh, tinh động thì sinh ra thần. Nếu khí không động thì tinh thần tan rã, và như vậy là sinh ra bệnh tật, ốm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.