tailieunhanh - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua quy trình giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học

Nội dung bài viết trình bày việc hướng dẫn học sinh quy trình sử dụng kiến thức Hóa học để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung Hóa học. Việc tuân thủ các nguyên tắc đề xuất sẽ giúp học sinh có phương pháp tư duy logic để giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và đời sống. | Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua quy trình giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học 128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Phạm Văn Hoan1, Hoàng Thị Minh Ngọc2, Hoàng Đình Xuân3 1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 2 Trường THPT Yên Dũng 2, Bắc Giang 3 Trường THPT Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội Tóm tắt: Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chung cần phát triển cho học sinh [1]. Có nhiều biện pháp hữu hiệu để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, như sử dụng bài tập trong dạy học hoá học, chẳng hạn qua bài tập thực tiễn [2; 4], qua dạy chủ đề tích hợp [6]. Nội dung bài báo trình bày việc hướng dẫn học sinh quy trình sử dụng kiến thức Hóa học để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung Hóa học. Việc tuân thủ các nguyên tắc đề xuất sẽ giúp học sinh có phương pháp tư duy logic để giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và đời sống. Từ khóa: năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, nhận diện vấn đề, phát triển năng lực, giải quyết vấn đề. Nhận bài ngày ; gửi phản biện và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Phạm Văn Hoan; Email: pvhoan@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giáo dục hiện đại, dạy học theo hướng tiếp cận nội dung không còn phù hợp, thay vào đó việc dạy học theo tiếp cận năng lực của người học đang trở thành tâm điểm của nền giáo dục thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã chú ý nhiều hơn đến phát triển năng lực của người học, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ). Đã có một số nghiên cứu về việc phát triển năng lực giải quyết vấn cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập thực tiễn [2; 4; 7], thông qua sử dụng phương tiện trực quan [3]. Để phát triển NLGQVĐ cho học sinh thông qua dạy học Hóa học, thông thường giáo viên (GV) đưa học sinh (HS) vào các tình huống có vấn đề (THCVĐ), buộc các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN