tailieunhanh - CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC DÙNG CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008 /QĐ-BLĐTBXH ngày18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) | CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC DÙNG CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ XÃ HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC DÙNG CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ (Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008 /QĐ-BLĐTBXH ngày18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Phần I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT 1. Môn Tin học là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; 2. Môn Tin học là một trong những nội dung được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. II. MỤC TIÊU 1. Cung cấp cho người học nghề những kiến thức cơ bản về tin học và máy tính, trên cơ sở đó có thể khai thác được các chương trình ứng dụng, các phần mềm chạy trên máy tính. 2. Trang bị kiến thức tin học cơ bản phục vụ các môn học chuyên môn khác. III. YÊU CẦU Người học nghề sau khi học môn Tin học phải đạt được những yêu cầu sau: 1. Kiến thức: . Nắm được các kiến thức cơ bản về cấu trúc hệ thống máy tính và thông tin trong máy tính, ứng dụng của tin học. . Hiểu được tính năng và phương thức hoạt động cơ bản của máy tính, hệ điều hành và các thiết bị ngoại vi. . Nắm được các kiến thức cơ bản về mạng và ứng dụng của mạng máy tính . Đối với trình độ cao đẳng nghề, người học nghề phải có kiến thức về một chương trình ứng dụng như Excell hoặc Autocad. 2. Kỹ năng: 1 . Sử dụng được máy vi tính và các thiết bị ghép nối. . Làm được các công việc cơ bản của tin học văn phòng . Đối với trình độ cao đẳng nghề, người học nghề sử dụng thành thạo một chương trình ứng dụng như Excell hoặc Autocad. 3. Thái độ Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp , tính kiên trì, sáng tạo trong công việc . Phần II NỘI

TỪ KHÓA LIÊN QUAN