tailieunhanh - Mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của H. pylori và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhi: Những giá trị trong chỉ định điều trị

Nghiên cứu này phân tích mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của vi khuẩn và bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhi nhằm tìm ra yếu tố nguy cơ cần chỉ định điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chủng CagA(+) làm tăng nguy cơ loét dạ dày lên 4 lần so với các chủng CagA(-). | Mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của H. pylori và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhi: Những giá trị trong chỉ định điều trị Khoa học Y - Dược Mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của H. pylori và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhi: Những giá trị trong chỉ định điều trị Đặng Thúy Hà1, 2, Phan Thị Ngọc Lan3, Trần Thị Thanh Huyền2, 3, Trần Thị Thu Hiền3, Phan Quốc Hoàn3, Nguyễn Thị Nhung4 , Nguyễn Thị Việt Hà1, Vũ Văn Khiên5, Trần Thị Huyền Trang2, 3, Lê Hữu Song2* 1 Bệnh viện Nhi Trung ương 2 Trung tâm VGCARE, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 3 Khoa Sinh học phân tử, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 4 Khoa Chẩn đoán chức năng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 5 Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Ngày nhận bài 20/9/2019; ngày chuyển phản biện 23/9/2019; ngày nhận phản biện 25/10/2019; ngày chấp nhận đăng 29/10/2019 Tóm tắt: Helicobacter pylori được xếp vào nhóm I các tác nhân vi khuẩn có thể gây ung thư ở người. Trái ngược với những triệu chứng điển hình ở người lớn, các biểu hiện của nhiễm H. pylori ở trẻ em thường nhẹ, không đặc hiệu và khó kiểm soát, do đó ít được quan tâm. Trong những năm gần đây, do sự bùng nổ của các chủng H. pylori kháng thuốc ở trẻ em cùng với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa nhiễm H. pylori thời thơ ấu (kể cả khi không có triệu chứng) với tình trạng ung thư dạ dày ở tuổi trưởng thành, việc phát hiện và điều trị H. pylori ở trẻ em nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn. Việc ra quyết định điều trị H. pylori đối với trẻ em thực sự là một thách thức đối với các nhà lâm sàng bởi số loại kháng sinh sử dụng được cho bệnh nhi khá giới hạn, đặc biệt đối với bệnh nhi dưới 8 tuổi. Nghiên cứu này phân tích mối liên hệ giữa yếu tố độc lực của vi khuẩn và bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhi nhằm tìm ra yếu tố nguy cơ cần chỉ định điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chủng CagA(+) làm tăng nguy cơ loét dạ dày lên 4 lần so với các chủng CagA(-). Tỷ lệ .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.