tailieunhanh - Hàm ý về chính sách và quy định trong việc kết nối nông dân chăn nuôi với các thị trường ở vùng sâu vùng xa

Các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam có đặc điểm độ cao lớn, cơ sở hạ tầng kém phát triển và mật độ dân cư thưa thớt với các thành phần dân tộc đa dạng. Những đặc điểm văn hóa-xã hội ở đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hệ thống sản xuất và phong cách sống của người dân. Một phần do sự cô lập về địa lý và kinh tế, vùng Tây Bắc có tốc độ phát triển chậm cũng như tỷ lệ nghèo đói cao nhất trong cả nước. Điều này thực sự đòi hỏi các can thiệp phù hợp chú trọng đến sự thay đổi hành vi của các tác nhân quy mô nhỏ thông qua phát triển chuỗi giá trị tại địa phương (Baulch, Chuyen, Haughton, và Haughton, 2007; Donovan, Franzel, Cunha, Gyau và Mithöfer, 2015; Wells-Dang, 2012). | Hàm ý về chính sách và quy định trong việc kết nối nông dân chăn nuôi với các thị trường ở vùng sâu vùng xa Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Hàm ý về chính sách và quy định trong việc kết nối nông dân chăn nuôi với các thị trường ở vùng sâu vùng xa Dương Nam Hà1,2, Phạm Văn Hùng1, Trần Thế Cường1, Ninh Xuân Trung1, Trần Văn Long1, Laurie Bonney2,3, Peter Lane2,3, Guillaume Duteurtre4, Stephen Ives5 Cơ quan 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC 2 Khoa Đất và Thực phẩm, Đại học Tasmania, Hobart, Australia 3 Viện Nông nghiệp Tasmania (TIA), Đại học Tasmania, Hobart, Australia 4 Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp cho Phát triển Quốc tế (CIRAD), Pháp, UMR SELMET, S/C DRASEC, Hà Nội, Việt Nam 5 Trường Cao đẳng thuộc Đại học Tasmania, Launceston, Tasmania 7250, Australia Tác giả đại diện Từ khóa 52 Ảnh hưởng văn hóa-xã hội, Can thiệp cho phát triển, Chăn nuôi gia súc, Tác nhân quy mô nhỏ, Việt Nam Giới thiệu Các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam có đặc điểm độ cao lớn, cơ sở hạ tầng kém phát triển và mật độ dân cư thưa thớt với các thành phần dân tộc đa dạng. Những đặc điểm văn hóa-xã hội ở đây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hệ thống sản xuất và phong cách sống của người dân. Một phần do sự cô lập về địa lý và kinh tế, vùng Tây Bắc có tốc độ phát triển chậm cũng như tỷ lệ nghèo đói cao nhất trong cả nước. Điều này thực sự đòi hỏi các can thiệp phù hợp chú trọng đến sự thay đổi hành vi của các tác nhân quy mô nhỏ thông qua phát triển chuỗi giá trị tại địa phương (Baulch, Chuyen, Haughton, và Haughton, 2007; Donovan, Franzel, Cunha, Gyau và Mithöfer, 2015; Wells-Dang, 2012). Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn về sự biến động của sinh kế nông thôn, động cơ để làm nông nghiệp và mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa-xã hội và các quyết định kinh tế (Firth, 1951), đặc biệt là bản chất .