tailieunhanh - Tìm hiểu “Đông Kinh Nghĩa Thục” qua việc nghiên cứu một tình huống nghiên cứu

Bài viết so sánh thuần túy về mặt văn bản hai bài viết về cùng một đề tài “Đông Kinh Nghĩa Thục” nhưng cách nhau đã gần nửa thế kỉ. Sự so sánh đó cũng là cách giúp hiểu thêm về sự kiện văn hóa-chính trị cách đây hơn thế kỉ - phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và chút ít về lịch sử văn hóa nước nhà nửa thế kỉ nay. | Tìm hiểu “Đông Kinh Nghĩa Thục” qua việc nghiên cứu một tình huống nghiên cứu 44 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TÌM HIỂU “ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC” QUA VIỆC NGHIÊN CỨU MỘT TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU Lê Thời Tân Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết so sánh thuần túy về mặt văn bản hai bài viết về cùng một đề tài “Đông Kinh Nghĩa Thục” nhưng cách nhau đã gần nửa thế kỉ. Sự so sánh đó cũng là cách giúp hiểu thêm về sự kiện văn hóa-chính trị cách đây hơn thế kỉ - phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và chút ít về lịch sử văn hóa nước nhà nửa thế kỉ nay. Từ khóa: So sánh, văn bản, Đông Kinh Nghĩa Thục, lịch sử văn hóa Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Lê Thời Tân; Email: lttan@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vốn thoại ngữ tiếng Việt ngày nay, cụm từ “Đông Kinh Nghĩa Thục” được hiểu là tên của một phong trào yêu nước đầu thế kỉ 20 hoặc tên của một ngôi trường. Vì thế có các cách gọi “Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục”, “Trường Đông Kinh Nghĩa Thục”. Ngoài ra còn có thể nói tới “Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục” (Hà Nội). Vì “nghĩa thục” giờ đã thành từ cũ nên bạn đọc ngày nay lẽ tự nhiên đều ít nhiều lấy làm “khó hiểu”. Trong hoàn cảnh đó, những bài viết như bài “Từ Khánh Ứng Nghĩa Thục ở Nhật Bản đến Đông Kinh Nghĩa Thục ở Việt Nam” (Chương Thâu) [1] quả thực rất hấp dẫn các độc giả. Điều đáng tiếc là phần I “NGUỒN GỐC CỦA NGHĨA THỤC VÀ KHÁNH ỨNG NGHĨA THỤC” của bài viết này có không ít chỗ giống y nguyên về câu chữ với bài viết đã từng công bố trên một tạp chí xuất bản tại Miền Nam cách đây hơn 40 năm. Đó chính là bài Đại học tư lập đầu tiên tại Việt Nam hiện đại của Vũ Đức Bằng đăng trên Tạp chí Tư tưởng, Sài Gòn, số 48, tháng 1/1975 [2]. Đọc phần I “NGUỒN GỐC CỦA NGHĨA THỤC VÀ KHÁNH ỨNG NGHĨA THỤC” bài viết của tác giả Chương Thâu trong đối sánh với những chỗ liên quan với bài viết của tác giả Vũ Đức Bằng chính cũng là một cách tạm gọi là .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN