tailieunhanh - Dạy Tập làm văn như thế nào ở tiểu học?

Cũng như dạy ngữ văn nói chung, dạy “văn học” nói riêng, dạy tập làm văn cũng tồn tại nhiều điều đáng để cả xã hội quan tâm. Chúng tôi xin giới thiệu loạt bài viết về bộ môn này để quý thầy cô giáo nhìn lại một chút trong quá trình giảng dạy môn tập làm văn. | Dạy Tập làm văn như thế nào ở tiểu học? Dạy Tập làm văn như thế nào ở tiểu học? (bài 1) Cũng như dạy ngữ văn nói chung, dạy “văn học” nói riêng, dạy tập làm văn cũng tồn tại nhiều điều đáng để cả xã hội quan tâm. Chúng tôi xin giới thiệu loạt bài viết về bộ môn này để quý thầy cô giáo nhìn lại một chút trong quá trình giảng dạy môn tập làm văn. Nhìn lại mục tiêu Mục tiêu gắn từng cấp lớp Ít ra từ cấp phổ thông cơ sở, dăm chục năm nay cái mục tiêu đào tạo “năng lực văn” với khả năng thưởng thức nghệ thuật khi đọc văn và sáng tạo nghệ thuật khi làm văn đã là thứ “xưa sao nay vậy”, đường cũ đã đi khó có thể đổi hướng. Có những người còn hùng hồn tuyên bố có chữ mới có trường dạy (chữ), các dân tộc không có chữ ai mở trường để dạy trẻ nói cái thứ khẩu ngữ - tức là thứ ngôn ngữ nói, nôm na mách qué theo họ. Và có “tập làm văn” cũng là thứ tập làm các văn bản cao sang đầy tính văn chương, đầy tính qui phạm và “cử tử” viết bằng thứ chữ cao quí. Xưa thì tờ “biểu” dâng vua cũng phải là lời lời hoa mĩ, hàng hàng trầm bổng nhịp nhàng. Nay thì một bài miêu tả của mấy cháu bé trên dưới mười tuổi cũng đòi hỏi làm ánh lên màu sắc văn hóa, màu sắc triết lý “vạn vật hữu linh” với những ẩn dụ rung động lòng người bằng sức tưởng tượng! Và kể chuyện với các cô cậu lớn hơn vài tuổi cũng phải biết xen những kiểu bài gọi là “miêu tả”, “biểu cảm”, “nghị luận” Có người còn sợ rằng để chữ Tập trong tên cái môn rèn luyện kỹ năng này sẽ làm mất đi tính “cao sang”, “khoa học” của bộ môn, ít ra là làm nó mất tính đối xứng với cái trục “đọc văn” tương xứng với nó trong nhiệm vụ dạy và học ở môn ngữ văn này, sẽ làm cho nó lẫn với các thứ bổ trợ như kiến thức ngôn ngữ học, lý luận văn học, văn học sử (1) . Có người còn đòi hỏi không được coi nhẹ vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh trong làm văn phải làm sao cho “mỗi chỗ, mỗi câu văn, mỗi ngôn bản đều là một tín hiệu về năng lực văn và nhân phẩm người viết”, phải tạo điều kiện cho học sinh “thực .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN