tailieunhanh - Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học các môn Khoa học tự nhiên ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Bài viết cũng giới thiệu một ứng dụng mô phỏng Vật lý như là một ví dụ minh họa cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. | Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học các môn Khoa học tự nhiên ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội 144 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nguyễn Vũ Nhân, Đỗ Thị Thu Hằng, Nguyễn Hiền Trang, Nguyễn Hồng Linh Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trên cơ sở lý luận dạy học và thực tiễn giảng dạy cho các đối tượng ngành sư phạm (sư phạm Toán, sư phạm Vật lý, sư phạm Hóa, sư phạm Sinh, sư phạm Địa lý) tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội, chúng tôi đề xuất 8 giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học các môn khoa học tự nhiên tại nhà trường. Bên cạnh các phương pháp giảng dạy tiên tiến, cũng cần chú trọng phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng học tập, nội dung chương trình giảng dạy và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả yêu cầu giáo dục - đào tạo. Bài báo cũng giới thiệu một ứng dụng mô phỏng Vật lý như là một ví dụ minh họa cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, đổi mới dạy học, lý luận dạy học bậc đại học. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Nguyễn Vũ Nhân; Email: nvnhan@ 1. MỞ ĐẦU Đào tạo đối tượng sư phạm các môn khoa học tự nhiên (KHTN) bậc cao đẳng, đại học tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội (ĐHTĐHN) như: Sư phạm Vật lý, Sư phạm Toán, sư phạm Hóa ngoài chương trình, tính liên thông còn cần phải căn cứ vào đặc điểm và tính đặc thù của đối tượng đào tạo. Tuy nhiên, thực tiễn công tác giảng dạy trong thời gian qua bộc lộ một số tồn tại. Ở đây chúng tôi chỉ phân tích, xem xét về một số mặt công tác giảng dạy tại khoa Khoa học Tự nhiên trong những năm gần đây. Những tồn tại đó là: Chương trình và nội dung đào tạo dàn trải (chưa trọng tâm), nặng về lý thuyết và chưa chú trọng thực hành; phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả bằng thi viết là chính; trình độ, đội ngũ giảng viên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN