tailieunhanh - Biểu tượng màu trắng trong thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới (1932- 1945) nói riêng và của văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Ông từng được đương thời cũng như giới nghiên cứu phê bình sau này đánh giá là cây bút rất mực tài hoa. | Biểu tượng màu trắng trong thơ Hàn Mặc Tử TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 23 BIỂU TƯỢNG MÀU TRẮNG TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ Nguyễn Thị Mỹ Hiền, Lê Văn Tấn Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới (1932- 1945) nói riêng và của văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Ông từng được đương thời cũng như giới nghiên cứu phê bình sau này đánh giá là cây bút rất mực tài hoa. Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về cuộc đời, con người cũng như những giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử. Từ hướng tiếp cận hình tượng/ biểu tượng, một số tác giả đi trước đã nhắc tới các biểu tượng trăng, hồn, máu trong thơ ông nên trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn một biểu tượng khác, tuy xuất hiện với tần suất không lớn, song lại có những ngữ nghĩa khá độc đáo, thú vị và dường như lần xuất hiện nào nó cũng đột xuất, bất ngờ đối với người đọc: biểu tượng màu trắng. Đây là nội dung chính được chúng tôi đặt ra và luận giải trong bài báo này. Từ khóa: Hàn Mặc Tử, Thơ mới, biểu tượng, văn học Việt Nam, màu trắng. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hiền; Email: myhien0811@. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/09/1912 tại làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình), trong một gia đình Công giáo lâu đời. Thuở nhỏ Nguyễn Trọng Trí học tiểu học ở Quảng Ngãi, đến tháng 7-1926, cha ông mất, cả gia đình chuyển vào Quy Nhơn. Nguyễn Trọng Trí học trung học tại trường dòng Pellerin - Huế. Ông làm thơ từ rất sớm, năm 1931 đã có thơ đăng báo, kí tên Phong Trần. Năm 1932, Trí làm ở Sở đạc điền Quy Nhơn và yêu Hoàng Thị Kim Cúc. Năm 1934, Nguyễn Trọng Trí vào Sài Gòn làm báo, đổi bút danh Phong Trần sang Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử, cuối cùng là Hàn Mặc Tử. Từ năm 1935 - 1936, Hàn Mặc Tử gặp Mộng Cầm, cùng thời .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN