tailieunhanh - Chế độ tài sản giữa vợ và chồng

Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế là một vấn đề hết sức phức tạp. Cho đến nay, quan điểm của các tác giả luật học về vấn đề này vẫn chưa thống nhất. Công ước ngày 14 tháng 3 năm 1978 của Hội nghị La Hay (sau đây gọi tắt là Công ước 78) là biểu hiện của một sự thỏa hiệp sau những cuộc tranh luận hết sức sôi nổi về chủ đề này. Trong tham luận này, Công ước 78 sẽ được sử dụng như một nguồn tham khảo. | Chế độ tài sản giữa vợ và chồng 50 CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TEUN STRUYCKEN Chủ tịch Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế PHẦN DẪN ĐỀ Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế là một vấn đề hết sức phức tạp. Cho đến nay, quan điểm của các tác giả luật học về vấn đề này vẫn chưa thống nhất. Công ước ngày 14 tháng 3 năm 1978 của Hội nghị La Hay (sau đây gọi tắt là Công ước 78) là biểu hiện của một sự thỏa hiệp sau những cuộc tranh luận hết sức sôi nổi về chủ đề này. Trong tham luận này, Công ước 78 sẽ được sử dụng như một nguồn tham khảo. I. QUY PHẠM XUNG DỘT VỀ CHẾ DỘ TAI SẢN GIỮA VỢ VA CHỒNG Trong phần này sẽ đề cập đến 2 vấn đề : Vấn đề định danh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng(A) và vấn đề xác định luật áp dụng (B). A. KHÁI NIỆM "CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG" VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Chế độ tài sản giữa vợ và chồng là những mối quan hệ đặc biệt về tài sản phát sinh từ quan hệ hôn nhân: Hành vi kết hôn có hậu quả là khiến cho tài sản riêng của vợ và chồng trở thành tài sản chung (tùy theo từng trường hợp cụ thể), khiến cho mỗi người phải có trách nhiệm về những khoản nợ của người kia hoặc ít ra tài sản riêng của mỗi người trở thành vật bảo lãnh cho các khoản nợ của người kia. Thông thường, những khoản nợ của người vợ hoặc người chồng chỉ phát lộ ra khi người đó rơi vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng trả nợ. Kết hôn: trong thời gian gần đây, một số nước chấp nhận những hình thức chung sống gần giống kết hôn dựa trên cơ sở "thỏa thuận tổ chức cuộc sống chung". Đây là một hình thức cho phép hai người khác giới hoặc cùng giới đăng ký sống chung với nhau. Một số nước phương Tây còn tiến xa hơn trong việc mở rộng áp dụng “hôn nhân” cho các hình thức chung sống này. Thoe đó, họ đưa vào khái niệm “hôn nhân” cả các trường hợp kết hôn giữa những người đồng giới. Chúng ta sẽ không phân tích hệ quả pháp lý của hiện tượng này bởi nó không nằm trong chủ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN