tailieunhanh - Báo cáo Ngành cao su Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững
Báo cáo phác họa một số nét chính trong bức tranh tổng quan về chuỗi cung ứng của ngành cao su Việt Nam. Báo cáo chưa có điều kiện đưa ra các thông tin chi tiết về ngành. Nhóm biên soạn kỳ vọng Báo cáo sẽ là điểm khởi đầu cho các hoạt động nghiên cứu tiếp theo trong tương lai, nhằm góp phần hoàn thiện bức tranh tổng thể về ngành, định vị chính xác vị thế và vai trò của ngành cao su Việt Nam, làm nền cho các kiến nghị về giải pháp giúp ngành phát triển bền vững trong tương lai. | Báo cáo Ngành cao su Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững Ngành cao su Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững Trần Thị Thúy Hoa (Hiệp hội Cao su Việt Nam) Tô Xuân Phúc (Forest Trends) Nguyễn Tôn Quyền (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) Cao Thị Cẩm (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) Tháng 9 năm 2018 Lời cảm ơn Báo cáo Ngành cao su Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững là sản phẩm hợp tác nghiên cứu của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Tổ chức Forest Trends. Nghiên cứu được triển khai từ năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 với mục tiêu phác họa những nét cơ bản trong bức tranh tổng thể về ngành, từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Báo cáo góp phần làm rõ vai trò và vị thế của ngành cao su hiện nay, các thuận lợi và khó khăn mà ngành đang đối mặt trong bối cảnh của ngành đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới. Thông tin từ Báo cáo sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách sát thực tế, giảm thiểu rủi ro về thị trường và thúc đẩy ngành phát triển bền vững trong tương lai. Các thông tin về ngành thể hiện trong Báo cáo kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội hợp tác cho các bên liên quan, đặc biệt giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành có cùng chung mối quan tâm, giữa các doanh nghiệp trong ngành và các bên liên quan thuộc ngành khác, tạo động lực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhóm biên soạn chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về nguồn lực của Cơ quan Hợp tác Phát triển của Chính phủ Na Uy (NORAD) và của Chính phủ Anh (DFID). Nhóm xin cảm ơn các cấp lãnh đạo VIFORES, VRA, FPA Bình Định, HAWA và Forest Trends đã tạo các điều kiện hỗ trợ để Nhóm hoàn thành nghiên cứu này. Nhóm cũng xin bày tỏ cảm ơn về các đóng góp về số liệu và thông tin của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải Quan, Cục Thống kê và Sở Nông .
đang nạp các trang xem trước