tailieunhanh - Sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer ở khu vực An Giang

Cư dân Khmer tập trung sinh sống khá đông ở các tỉnh miền núi biên giới tỉnh An Giang, trong các phum, sóc, ngoài người Khmer còn có cộng đồng các tộc người Việt, Hoa, Chăm. Trong quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa đã giúp các tộc người xích lại gần nhau, siết chặt tình đoàn kết cộng đồng đa tộc người vùng miền núi biên giới. Với không gian văn hóa mở, người Khmer miền núi biên giới tỉnh An Giang có thể nói được tiếng Hoa, Chăm, Việt, đồng thời vẫn bảo tồn được bản ngữ của mình thông qua nhiều hoạt động, với nhiều hình thức. Bên cạnh đó, các tộc người khác trên địa bàn An Giang vẫn nói được tiếng Khmer trong giao tiếp hàng ngày. Thật khó để phân biệt được thành phần tộc người trong một cuộc trò chuyện của những nhóm người nói cùng một ngôn ngữ thành thạo nếu bản thân họ không cho biết mình thuộc tộc người nào. Một bộ phận giới trẻ Khmer ngày nay bị phai nhạt bản ngữ trên phương diện nói lẫn viết, gây khó khăn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống có liên quan đến yếu tố ngôn ngữ Khmer. Bài viết này không chỉ tìm hiểu về sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer khu vực miền núi biên giới An Giang mà còn góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Khmer. | Sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer ở khu vực An Giang SỰ GIAO LƯU VÀ BẢO TỒN BẢN NGỮ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở KHU VỰC AN GIANG Trần Quốc Giang TÓM TẮT Cư dân Khmer tập trung sinh sống khá đông ở các tỉnh miền núi biên giới tỉnh An Giang, trong các phum, sóc, ngoài người Khmer còn có cộng đồng các tộc người Việt, Hoa, Chăm. Trong quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa đã giúp các tộc người xích lại gần nhau, siết chặt tình đoàn kết cộng đồng đa tộc người vùng miền núi biên giới. Với không gian văn hóa mở, người Khmer miền núi biên giới tỉnh An Giang có thể nói được tiếng Hoa, Chăm, Việt, đồng thời vẫn bảo tồn được bản ngữ của mình thông qua nhiều hoạt động, với nhiều hình thức. Bên cạnh đó, các tộc người khác trên địa bàn An Giang vẫn nói được tiếng Khmer trong giao tiếp hàng ngày. Thật khó để phân biệt được thành phần tộc người trong một cuộc trò chuyện của những nhóm người nói cùng một ngôn ngữ thành thạo nếu bản thân họ không cho biết mình thuộc tộc người nào. Một bộ phận giới trẻ Khmer ngày nay bị phai nhạt bản ngữ trên phương diện nói lẫn viết, gây khó khăn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống có liên quan đến yếu tố ngôn ngữ Khmer. Bài viết này không chỉ tìm hiểu về sự giao lưu và bảo tồn bản ngữ của cộng đồng người Khmer khu vực miền núi biên giới An Giang mà còn góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Khmer. Từ khóa: An Giang, ngôn ngữ Khmer, giao lưu văn hóa, bảo tồn bản ngữ 1. Bản ngữ và cộng đồng người Khmer miền núi biên giới tỉnh An Giang Do nhu cầu giao tiếp, những người thuộc các dân tộc khác phải có một kênh hiểu biết chung, đó chính là chiếc thuyền ngôn ngữ để gắn kết người với người trong một cộng đồng dân cư. Với hơn 85% dân số là người Việt nên tiếng Việt là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ chính được sử dụng trong cả nước về phương diện hành chánh. Do đó, để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một công dân, các dân tộc thiểu số ở Việt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.