tailieunhanh - Các phương diện của năng lực toán học theo quan điểm của PISA và hai dạng biểu hiện của năng lực tính toán trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam

Bài viết nhằm làm rõ quan niệm về “Năng lực toán học” theo quan điểm của “Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế” (PISA) bằng cách mô tả ba phương diện của quan niệm này là: (1) Nội dung toán học; (2) Quá trình toán học và năng lực toán học; (3) Bối cảnh toán học. | Các phương diện của năng lực toán học theo quan điểm của PISA và hai dạng biểu hiện của năng lực tính toán trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 23/2018 143 CÁC PHƯƠNG DIỆN CỦA NĂNG LỰC TOÁN HỌC THEO QUAN ĐIỂM CỦA PISA VÀ HAI DẠNG BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC TÍNH TOÁN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM Lê Văn Hồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết nhằm làm rõ quan niệm về “Năng lực toán học” theo quan điểm của “Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế” (PISA) bằng cách mô tả ba phương diện của quan niệm này là: (1) Nội dung toán học; (2) Quá trình toán học và năng lực toán học; (3) Bối cảnh toán học. Từ đó, xem xét quan niệm về Năng lực tính toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam theo hai dạng biểu hiện: (a) Kiến thức, kĩ năng toán học và (b) Các năng lực toán học. Từ khoá: Năng lực toán học, các phương diện của năng lực toán học, năng lực tính toán trong chương trình phổ thông Việt Nam. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Lê Văn Hồng; Email: lvhong@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông nước ta, tham gia đánh giá quốc tế mà Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) là một lựa chọn, đã được thực hiện. Đã có khẳng định về những tác động từ kết quả của PISA đối với việc đổi mới giáo dục của đất nước đã tham gia PISA ([1, ] và [2, ]). Năng lực toán học (NLTH) là khái niệm quan trọng chủ chốt trong PISA ở Lĩnh vực toán học, nhưng cũng là khái niệm phức tạp và được PISA xây dựng và đã có những bổ sung, phát triển. Các phương diện của NLTH PISA có thể hiểu là gì và có liên quan ra sao với quan niệm về “Năng lực tính toán” (NLTT) trong Chương trình giáo dục phổ thông đã ban hành và sắp được thực hiện ở Việt Nam? Bài viết này nhằm làm rõ điều đó thông qua một số tài liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và một số tài .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN