tailieunhanh - Liên kết vùng trong quản lý và chia sẻ nguồn nước ở vùng Tứ Giác Long Xuyên

Tứ giác Long Xuyên là một trong hai vùng trũng của Đồng bằng sông Cửu Long, với mạng lưới sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước của vùng đang có những bất cập mang tính riêng lẻ của từng địa phương. Vì vậy, để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nước theo hướng bền vững thì việc liên kết các địa phương trong vùng là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Bài báo đã tiến hành đánh giá thực trạng hệ thống quản lý tài nguyên nước, phân tích những khó khăn trong quản lí và chia sẻ nguồn nước, từ đó đề ra giải pháp nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước của vùng Tứ giác Long Xuyên. | Liên kết vùng trong quản lý và chia sẻ nguồn nước ở vùng Tứ Giác Long Xuyên PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT VÙNG TRONG QUẢN LÝ VÀ CHIA SẺ NGUỒN NƯỚC Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN Trần Thế Định TÓM TẮT Tứ giác Long Xuyên là một trong hai vùng trũng của Đồng bằng sông Cửu Long, với mạng lưới sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước của vùng đang có những bất cập mang tính riêng lẻ của từng địa phương. Vì vậy, để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nước theo hướng bền vững thì việc liên kết các địa phương trong vùng là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Bài báo đã tiến hành đánh giá thực trạng hệ thống quản lý tài nguyên nước, phân tích những khó khăn trong quản lí và chia sẻ nguồn nước, từ đó đề ra giải pháp nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước của vùng Tứ giác Long Xuyên. Từ khóa: liên kết vùng, tài nguyên nước, vùng Tứ giác Long Xuyên T ứ giác Long Xuyên (TGLX) là tiểu vùng nằm ở phía tây của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được giới hạn bởi kênh Vĩnh Tế, sông Hậu, kênh Cái Sắn thuộc địa bàn tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên của vùng là hơn ha và là vùng trọng điểm sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ với tổng sản lượng lúa gạo hàng năm khoảng 5 triệu tấn, chiếm 20% sản lượng của toàn vùng ĐBSCL [5]. Với địa hình trũng, thấp tự nhiên, cùng với Đồng Tháp Mười ở phía tả ngạn sông Tiền thì TGLX có chức năng điều tiết thủy văn quan trọng cho toàn vùng ĐBSCL. Vào mùa lũ, vùng này ngập nước tự khiên khoảng 0,5 - 3m, vì vậy, vùng hấp thu một khối lượng lớn nước lũ, phù sa, tài nguyên thủy sản, đồng thời giúp giảm ngập cho các vùng phía hạ lưu. Đến mùa khô, nước lũ trong vùng trũng này sẽ bổ sung cho dòng chảy, giúp cân bằng ranh giới mặn - ngọt cho các tỉnh ven biển. Trong thời gian qua, việc

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN