tailieunhanh - LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ

Ở tiểu học, từ lớp Bốn, học sinh bắt đầu làm quen và thực hiện một bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ cả 3 phần ( Mở bài – Thân bài – Kết bài ). Một bài văn, dù cho có hay đến đâu nhưng nếu phần Mở bài không hấp dẫn, không lôi cuốn sẽ dẫn đến sự mất tập trung ở người đọc. Vả lại, đây là một phân môn khó, nếu không khéo sẽ làm cho học sinh mất hứng thú và sợ khi học phân môn này. Do vậy, đối với tôi, phần mở. | LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ I- ĐẪT VẮN ĐỀ Ở tiểu học từ lớp Bốn học sinh bắt đầu làm quen và thực hiện một bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ cả 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết bài . Một bài văn dù cho có hay đến đâu nhưng nếu phần Mở bài không hấp dẫn không lôi cuốn sẽ dẫn đến sự mất tập trung ở người đọc. Vả lại đây là một phân môn khó nếu không khéo sẽ làm cho học sinh mất hứng thú và sợ khi học phân môn này. Do vậy đối với tôi phần mở bài có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt. Vì một mở bài gọn gàng hấp dẫn sẽ gây được cảm tình ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt. II- GIẢI QUYẾT VẮN ĐỀ 1. GIỚI THIỆU - Mở bài là phần đầu tiên vị trí của nó bao giờ cũng nằm ở phần đầu bài là phần trước nhất đến với người đọc gây cho người đọc ấn tượng ban đầu về bài viết tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài. Đối với bài văn miêu tả ngoài cách mở bài trực tiếp sách giáo khoa lớp Bốn còn giới thiệu thêm cho học sinh cách mở bài gián tiếp. Tuy nhiên phần giới thiệu mở bài nhất là gián tiếp ở sách giáo khoa còn mang tính chung chung. Mà học sinh chúng ta mới chuyển từ lớp Ba lên còn rất bé chưa hình dung được hết thế nào là mở bài gián tiếp chỉ với một dẫn chứng trong sách giáo khoa ở phần văn kể chuyện . Chúng ta cần phải giới thiệu thêm cho các em nhiều hướng nhiều cách cụ thể để các em có thể dần tiếp cận phân tích cảm nhận và trình bày được những cách mở bài khác nhau. Trong phần này tôi sẽ giới thiệu hướng dẫn thêm cho học sinh một số cách mở bài gián tiếp cụ thể như sau Mở bài gián tiêp Không giới thiệu ngay vào vật định tả mà gợi mở vào đề bằng cách đưa ra 1. Một âm thanh 2. Một câu nói câu cảm câu kể hoặc câu hỏi 3. Một sự so sánh lựa chọn. 4. Mẩu đối thoại 5. Một đoạn thơ 6. Một câu hát 7. Một câu đố 8. Một liên tưởng 9. Một mẩu chuyện 10. Một lý do đưa đến bài viết . Lưu ý Đối với cách viết này nếu viết khéo mở bài sẽ rất sinh động gợi cảm hấp dẫn gây hứng thú cho người đọc. Nhưng nếu viết không khéo mở bài sẽ lan man vòng vèo làm phân tán sự

TỪ KHÓA LIÊN QUAN