tailieunhanh - Ảnh hưởng của loại và tỷ lệ vật liệu phối trộn, nồng độ chế phẩm Effective microorganisms đến quá trình ủ phân yếm khí vỏ cà phê

Sử dụng vỏ cà phê để ủ hiếu khí thành phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma hiện đang phổ biến ở Tây Nguyên, nhưng với thời gian ủ từ 3 đến 6 tháng và tốn nhiều công đảo trộn. Vì vậy, nghiên cứu để tìm ra được loại, tỷ lệ vật liệu phối trộn và nồng độ Chế phẩm effective microorganisms (EM) thích hợp đến quá trình ủ phân yếm khí vỏ cà phê để rút ngắn thời gian ủ là cần thiết. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm đều là các thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại. Thí nghiệm 1 với yếu tố A là loại vật liệu phối trộn với vỏ cà phê (A1: Phân chuồng (phân bò); A2: Rơm tươi; A3: Phế phẩm rau) và yếu tố B là tỉ lệ vật liệu phối trộn (B1: 0% (đối chứng); B2: 20%; B3: 30%). Thí nghiệm 2 với yếu tố A là loại vật liệu phối trộn, được phối trộn với tỉ lệ 30% (A1: không dùng vật liệu phối trộn (đối chứng); A2: rơm rạ tươi; A3: phân bò) và yếu tố B là nồng độ chế phẩm EM (B1: 0 mL/L (đối chứng: nước lã); B2: 10 mL/L; B3: 20 mL/L). Kết quả cho thấy 70% vỏ cà phê phối trộn với 30% phân bò kết hợp EM (20 mL/L) cho hàm lượng đạm tổng số trong sản phẩm compost cao nhất là 1,82%, tỉ lệ C/N là 22,68 với thời gian ủ rút ngắn chỉ còn 60 ngày. | Ảnh hưởng của loại và tỷ lệ vật liệu phối trộn, nồng độ chế phẩm Effective microorganisms đến quá trình ủ phân yếm khí vỏ cà phê Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh 37 Effects of types and rates of mixing materials, concentration of effective microorganisms on anaerobically composting process of coffee husks Duong T. Nguyen1,∗ , & Tam T. M. Pham2 1 Student Affairs Board, Nong Lam University, Gia Lai, Vietnam 2 Faculty of Agronomy, Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam ARTICLE INFO ABSTRACT Research Paper The use of coffee husks for aerobic composting of organic com- pounds with Trichoderma preparations is currently common in Received: January 01, 2018 the Central Highlands but the incubation time is prolonged. Revised: March 26, 2018 Therefore, the objective of this research was to find out the type, Accepted: April 18, 2018 rate of mixing materials and the optimal concentration of EM preparation to anaerrobic composting process of coffee husks to shorten the brewing time is necessary. This research was com- Keywords posed of two experiments, in which two factors were arranged with the full block random type with three replications. The first experiment consisting of factor A was materials mixed with coffee Anaerobic composting husks type (A1: manure (cow dung); A2: fresh straw; A3: veg- Coffee husks etable waste) and factor B was rate of mixing materials (B1: 0% Compost (control); B2: 20%; B3: 30%). The second experiment consisting Effective Microorganisms (EM) of factor A was mixing materials type with rate of 30% (A1: no used mixing materials (control); A2: fresh straw; A3: cow dung) and factor B was concentration of EM preparation (B1: 0 mL/l (control: water); B2: 10 mL/L; B3: 20 mL/L). The results showed ∗ Corresponding author that 70% coffee husks mixed with 30% cow dung and EM mixture (20 mL/L) gave the highest total protein content of and a Nguyen Thanh Duong C/N rate

TÀI LIỆU LIÊN QUAN