tailieunhanh - Khai thác tri thức bản địa để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre)
Bài viết trình bày việc khai thác đó cần có sự hợp lực giữa nhà nghiên cứu văn hóa dân gian – nghệ nhân dân gian – doanh nghiệp du lịch, trong đó quan tâm đến vai trò của cộng đồng, là chủ nhân các di sản văn hóa dân gian, để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, phản ánh bản sắc văn hóa địa phương, góp phần vào việc phát triển bền vững trong du lịch. | Khai thác tri thức bản địa để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH KHAI THÁC TRI THỨC BẢN ĐỊA ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG Ở XÃ THẠNH PHONG (HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE) Nguyễn Thanh Lợi 1. Mở đầu. Tri thức bản địa (Indigenous Knowledge) hay tri thức địa phương (Local Knowledge) ngày nay được sử dụng ở nhiều lĩnh vực như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, kinh tế nông thôn, kiến trúc bản địa. Nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển nông thôn, là nguồn lực văn hóa, góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm sự phát triển bền vững ở các quốc gia đang phát triển. Tri thức bản địa có thể được hiểu là: “Tri thức bản địa được sáng tạo bởi cộng đồng địa phương trong quá trình tương tác trực tiếp với tự nhiên và xã hội. Kết quả của sự sáng tạo này là hệ thống kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu sinh tồn có khả năng thích ứng cao với văn hóa, môi trường địa phương. Hệ thống tri thức bản địa đó được trao truyền dưới nhiều hình thức và luôn được hoàn thiện, bồi đắp bởi những tri thức mới rút ra từ quá trình thực nghiệm và tiếp biến với hệ thống tri thức hàn lâm” 1. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng giúp cho du khách, người dân địa phương thấu hiểu, tận hưởng và bảo vệ môi trường thiên nhiên và di sản văn hóa tồn tại chung quanh cộng đồng, đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Theo Công báo Quebec về du lịch sinh thái (2002), để phân biệt loại hình này với các khái niệm rộng hơn của du lịch bền vững, du lịch sinh thái bao gồm các yếu tố sau: -Đóng góp tích cực vào việc bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa. -Cộng đồng địa phương và bản địa tham gia trong phát triển, lập kế Trường Cao đẳng Sư phạm TW 1 Nguyễn Văn Thắng (2017), “Tri thức bản địa trong phát triển bền vững nông thôn Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Văn hóa .
đang nạp các trang xem trước