tailieunhanh - Các lĩnh vực tự chủ nghề nghiệp của giảng viên trong hệ thống giáo dục đại học tại một số quốc gia trên thế giới

Bài viết khái quát vai trò, các lĩnh vực và các mức độ tự chủ nghề nghiệp của giảng viên, phân tích một số lĩnh vực tự chủ nghề nghiệp của GV tại một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học khi áp dụng mô hình này tại Việt Nam. | Các lĩnh vực tự chủ nghề nghiệp của giảng viên trong hệ thống giáo dục đại học tại một số quốc gia trên thế giới TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 175 CÁC LĨNH VỰC TỰ CHỦ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Bùi Lê Thùy Trang Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Cùng với xu hướng tự chủ đại học, tự chủ nghề nghiệp của giảng viên được coi là một yêu cầu tất yếu giúp đảm bảo chất lượng giảng dạy, nghiên cứu , giúp các trường đại học vươn tới mô hình quản trị tiên tiến và góp phần thúc đẩy và hỗ trợ tự chủ của người học - một trong những mục tiêu trọng yếu của giáo dục. Bài viết khái quát vai trò, các lĩnh vực và các mức độ tự chủ nghề nghiệp của giảng viên; phân tích một số lĩnh vực tự chủ nghề nghiệp của GV tại một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học khi áp dụng mô hình này tại Việt Nam. Từ khóa: Tự chủ đại học, tự chủ nghề nghiệp của giảng viên. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Bùi Lê Thùy Trang; Email: blttrang@ 1. MỞ ĐẦU Tự chủ nghề nghiệp của giảng viên (GV) là sự tự do, độc lập, tự quyết định ở mức độ cho phép trong việc lập kế hoạch, lựa chọn và thực hiện hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, tham gia hoạt động quản trị, tương tác xã hội trong cả phạm vi lớp học và phạm vi nhà trường. Tự chủ nghề nghiệp của GV đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của giáo dục đại học. Thứ nhất, tự chủ góp phần tạo động lực làm việc do thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của GV đại học. Chính việc thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng đã khiến cho tự chủ nghề nghiệp trở thành yếu tố tạo nên sự hài lòng trong công việc. Tự chủ nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn trọng của GV được thể hiện ở hai khía cạnh: (i) khía cạnh cá nhân: giúp GV cảm thấy mình tự tin, tự trọng, tự tôn và (ii) khía cạnh mối quan hệ cá nhân - tổ chức: giúp GV cảm thấy mình được công nhận, được tôn trọng và đánh giá cao từ đó giúp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.