tailieunhanh - Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) không những góp phần quan trọng về mặt kinh tế-xã hội của cộng đồng, mà còn có giá trị vô cùng to lớn đối với hệ sinh thái và đa dạng sinh học của rừng. Mục tiêu của nghiên cứu là: Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật cho LSNG tại xã Đăk Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. | Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai 14 KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai NGUYỄN DANH1, NGUYỄN VĂN VŨ2, NGUYỄN TẤN THẮNG3 Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) không những góp phần quan trọng về mặt kinh tế-xã hội của cộng đồng, mà còn có giá trị vô cùng to lớn đối với hệ sinh thái và đa dạng sinh học của rừng. Mục tiêu của nghiên cứu là: Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật cho LSNG tại xã Đăk Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu; phỏng vấn trực tiếp cộng đồng địa phương; điều tra thực địa có sự tham gia của người dân địa phương theo các tuyến lát cắt địa hình; tham vấn chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy số loài cây cho LSNG được gây trồng, khai thác là đa dạng, phong phú và được phân thành 5 nhóm theo công dụng [6]: Nhóm LSNG dùng làm thuốc là 48 loài; nhóm làm thực phẩm 75 loài; nhóm làm cho tinh dầu-tananh-nhựa có 5 loài chính; nhóm làm đồ thủ công mỹ nghệ-làm nhà chủ yếu là các loài song mây, tre nứa, đót, cỏ tranh, cọ; nhóm cho sản phẩm khác như phong lan, tre nứa làm nguyên liệu giấy, cây cảnh. Hoạt động khai thác LSNG đã đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng, đối với nhóm hộ nghèo, thu nhập từ LSNG đóng góp đến 25,20% so với tổng thu nhập của nông hộ. Thị trường tiêu thụ LSNG tại xã Đăk Rong diễn ra theo 3 kênh chính và chủ yếu tập trung giao dịch nhóm dùng làm thuốc chữa bệnh (dược liệu), nhóm làm thực phẩm và nhóm khác (các loại hoa, cây cảnh). Mặt khác, nghiên cứu đã xác định được 10 loài LSNG tiềm năng do cộng đồng tham gia lựa chọn, ưu tiên gây trồng và phát triển tại địa phương. Bên cạnh đó, các nhóm giải pháp đã được .
đang nạp các trang xem trước