tailieunhanh - Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu: Quan điểm và hướng đi mới
Ngành nông nghiệp hiện chiếm khoảng 32,3% GDP vùng tạo sinh kế cho 49,3% lao động tại đồng bằng, giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu, đồng thời góp phần lớn trong giảm tỷ lệ nghèo ấn tượng từ khoảng 15% xuống còn dưới 10% trong giai đoạn 2006-2016. Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp ĐBSCL đang phải đồng thời đối mặt với 3 thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, các hoạt động phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công và các hoạt động phát triển nội tại, khiến ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm lại và kém bền vững. Thực trạng này đòi hỏi trong giai đoạn tới phải có hướng đi mới cho nông nghiệp ĐBSCL một cách chiến lược và căn cơ theo tinh thần đổi mới của Nghị quyết 120/NQ-CP ngày của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. | Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu: Quan điểm và hướng đi mới PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: QUAN ĐIỂM VÀ HƯỚNG ĐI MỚI TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn Đặng Kim Khôi Lê Thị Hà Liên Phạm Đức Thịnh Đ ồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha và dân số 17,5 triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 20% dân số cả nước. ĐBSCL có lợi thế to lớn để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường khác nhau trong và ngoài nước. Ngành nông nghiệp hiện chiếm khoảng 32,3% GDP vùng tạo sinh kế cho 49,3% lao động tại đồng bằng, giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu, đồng thời góp phần lớn trong giảm tỷ lệ nghèo ấn tượng từ khoảng 15% xuống còn dưới 10% trong giai đoạn 2006-2016. Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp ĐBSCL đang phải đồng thời đối mặt với 3 thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, các hoạt động phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công và các hoạt động phát triển nội tại, khiến ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm lại và kém bền vững. Thực trạng này đòi hỏi trong giai đoạn tới phải có hướng đi mới cho nông nghiệp ĐBSCL một cách chiến lược và căn cơ theo tinh thần đổi mới của Nghị quyết 120/NQ-CP ngày của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. 1. Quá trình chuyển đổi nông nghiệp ĐBSCL trong thời gian qua Thành tựu Trong ba thập kỷ qua, hệ thống canh tác ĐBSCL chịu ảnh hưởng tổng hợp của chính sách, thủy lợi, thị trường xuất khẩu, tiến bộ kỹ thuật công nghệ, môi trường, đô thị hóa và công nghiệp hóa 1, trong đó động lực kinh tế đóng vai trò quyết định. Hệ thống nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời phát triển theo .
đang nạp các trang xem trước