tailieunhanh - Tác động của biến đổi khí hậu đối với sinh thái và nhân văn vùng đồng bằng sông Cửu Long

Biến đổi khí hậu là hiện tượng mang tính toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều phương diện của hành tinh Trái đất, đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong các vùng của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long là nơi sẽ phải hứng chịu nhiều thảm họa từ biến đổi khí hậu, ít nhất cũng trên phương diện sinh thái và nhân văn. Mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích một số vấn đề chung về biến đổi khí hậu trên thế giới, những thay đổi tự nhiên từ sự biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu đối với sinh thái, nhân văn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức đối với người dân ở vùng nghiên cứu nói riêng và cả nước nói chung – cở sở quan trọng cho việc chuẩn bị các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. | Tác động của biến đổi khí hậu đối với sinh thái và nhân văn vùng đồng bằng sông Cửu Long TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SINH THÁI VÀ NHÂN VĂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Trọng Nhân TÓM TẮT Biến đổi khí hậu là hiện tượng mang tính toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều phương diện của hành tinh Trái đất, đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong các vùng của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long là nơi sẽ phải hứng chịu nhiều thảm họa từ biến đổi khí hậu, ít nhất cũng trên phương diện sinh thái và nhân văn. Mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích một số vấn đề chung về biến đổi khí hậu trên thế giới, những thay đổi tự nhiên từ sự biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu đối với sinh thái, nhân văn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức đối với người dân ở vùng nghiên cứu nói riêng và cả nước nói chung – cở sở quan trọng cho việc chuẩn bị các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ khóa: biến đổi khí hậu, sinh thái, nhân văn, đồng bằng sông Cửu Long M ột trong những quyển đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của giới sinh vật là khí quyển. Nhưng kể từ năm 1901 đến nay, nồng độ khí CO 2 (đioxit cacbonic), CH 4 (mêtan), N 2 O (oxit nitơ) trong bầu khí quyển không ngừng gia tăng và tăng mạnh vào nửa cuối thế kỉ XX (xem biểu đồ nồng độ các khí nhà kính quan trọng trong không khí của Rahmstorf và Schellnhuber, 2008, tr. 59), thập niên đầu và hai của thế kỉ XXI,. Đây là các khí trong nhiều loại khí chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ Trái đất nóng lên - biểu hiện của khí hậu biến đổi. Theo Rahmstorf và Schellnhuber (2008), sự thay đổi khí hậu không còn là vấn đề mang tính hàn lâm bởi số liệu cho thấy trong thế kỉ XX nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu tăng 0,6 0 C (Sciama, 2010) và sẽ tiếp tục tăng trong vài trăm năm tới nhưng mức độ phụ thuộc vào

TỪ KHÓA LIÊN QUAN